1. Lên danh sách các nguyên liệu cần mua và chỉ mua những nguyên liệu đó
Đi chợ mà không lên danh sách trước rất dễ sẽ bị mua “quá tay”, thừa thãi mà không thực sự cần thiết.
Lên kế hoạch trước cũng giúp bạn tránh được lãng phí thực phẩm. Ví dụ bạn tình cờ thấy dạ dày lợn ở chợ và dự đinh làm món dạ dày lợn tầm thuốc bắc, bạn mua về nhưng không có thời gian làm và thế là lại bỏ phí.
Điều này xảy ra khá thường xuyên. Người ta đã thống kê được tại các nước đang phát triển, có đến 30% số thực phẩm đã mua nhưng bị bỏ đi do không dùng tới.
2. Đừng bị mấy chiêu trò giảm giá đánh lừa
Bạn có nhớ bộ đồ gần đây nhất bạn mua bởi nó quá rẻ? Rất có thể nó vẫn đang trong tủ quần áo và chưa bao giờ được mặc. Điều tương tự cũng đến với thực phẩm.
3. Biết mua gì, ở đâu
Tưởng chừng như đơn giản nhưng biết rõ “cấu trúc bố trí” các gian hàng tại siêu thị/chợ chính là một trong những mẹo vặt hữu hiệu để tiết kiệm thời gian. Khi bạn muốn mua nguyên liệu để chuẩn bị cho các bữa ăn sáng hằng ngày, bạn sẽ đi thẳng đến quầy thịt heo và gian hàng bún/mì khô thay vì phải đi lòng vòng qua các gian hàng hóa mỹ phẩm, xoong nồi, nước uống, bánh kẹo… mới đến những gian hàng cần thiết.
4. Chỉ nên đi chợ/siêu thị một mình
Để tiết kiệm thời gian, bạn chỉ nên đi chợ/siêu thị một mình thay vì dẫn theo các con. Bạn nên sắp xếp để có người trông bé để tranh thủ tạt ngang qua chợ hoặc đi siêu thị trong thời gian nhanh nhất có thể.
Trong trường hợp phải dẫn bé đi siêu thị, bạn nên cố gắng chọn các món hàng nhanh nhất có thể để cả mẹ và con có nhiều thời gian làm nhiều việc thú vị hơn.
5. Nấu những món có cùng nguyên liệu
Bí quyết thật ra là “nấu 1 lần, ăn 2 lần”, tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. Ví dụ bạn có thể mua sườn và sơ chế để làm món canh sườn vào tối thứ hai, nhưng dành ra một ít để làm món sườn xào chua ngọt vào ngày thứ ba.