5 cách uống nước tưởng tốt hoá ra gây hại
Uống nhiều nước trong thời gian ngắn
Trong những ngày nắng nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi và tăng thêm sự mất các chất điện giải như natri, kali nên càng có cảm giác khát nhiều hơn. Uống nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ rất nguy hiểm khi bạn vừa tập thể dục, chạy, làm việc nặng... khiến máu loãng ra, làm tăng gánh nặng cho tim.
Uống nước có gas
Nhiều người đang dùng nước ngọt có gas uống để giải nhiệt, giảm bớt nắng nóng đó là một sai lầm tai hại.
Hầu hết nước ngọt có ga đều chứa nhiều đường và các chất làm ngọt nhân tạo. Nhiều người có thói quen uống nhiều nước có gas để giải khát vào mùa hè. Tuy nhiên, việc này lại không tốt cho sức khoẻ.
Nắng nóng dễ khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, uống nước ngọt có ga vào thời điểm này không thể giải nhiệt mà còn làm trầm trọng tình trạng, khiến người uống dễ cáu kỉnh, đau đầu và đau cơ bắp hơn.
Dùng bia, rượu lạnh để giải nhiệt
Rượu bia không phải là cách giải nhiệt, thậm chí nó còn làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn.
Nguyên nhân, là do rượu bia có tác dụng lợi tiểu do chúng góp phần làm tăng lượng nước tiểu và khiến cơ thể đối diện với nguy cơ mất nước.
Uống cố định 2l nước/ngày
Ai trong chúng ta đều biết đến việc nên uống khoảng 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày là tốt.
Tuy nhiên, lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, và khí hậu.
Vào những ngày nóng mà phải ra ngoài, bạn nên uống nhiều nước hơn để bù cho lượng nước mất do mồ hôi toát ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra.
Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể bạn và da bạn đều bị tác động của sự mất nước, bạn cũng cần uống nhiều hơn.
Uống nước càng nhiều càng tốt
Uống quá nhiều nước lại gây nguy hiểm là do natri giúp cân bằng lượng nước ở trong và ngoài tế bào của cơ thể.
Uống quá nhiều nước sẽ gây mất cân bằng, làm cho nước đi từ máu vào trong tế bào, khiến tế bào trương phồng lên. Sự trương phồng của tế bào não là hết sức nguy hiểm, đòi hỏi phải điều trị ngay.
Những triệu chứng của hạ natri máu khá giống với các triệu chứng của say nóng và kiệt sức. Bạn có thể cảm thấy nóng, đau đầu hoặc chỉ cảm thấy khó chịu.
Triệu chứng sớm khác có thể bao gồm ỉa chảy, nôn, buồn nôn. Nếu không được xử trí ngay lập tức, tình trạng ngộ độc nước có thể nhanh chóng dẫn đến phù não, co giật và hôn mê, thậm chí tử vong.
Thời điểm uống nước tốt cơ thể:
Uống khi vừa ngủ dậy
Uống trước khi ăn sáng 30 phút là hợp lý nhất, bởi khi vừa ngủ dậy qua một đêm dài cơ thể bạn cần bù đắp nước. Uống một ly nước trước khi ăn sáng còn giúp làm sạch đường ruột, cảm giác đói hơn và ăn sáng ngon hơn.
Uống trước khi ngủ 30 phút
Trước khi đi ngủ nửa tiếng nên uống một ly nước giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Thói quen này còn có tác dụng phòng chống nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.
Uống nước đúng cách
Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần làm mất đi các khoáng chất như chì, nitrat, cadimium. Nước đã đun quá 2 ngày nên thay nước mới.
Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Không uống nhiều nước ngọt có ga, thay vào đó hãy uống nước lọc.
Trong khi ăn không nên uống quá nhiều nước. Sau khi chơi thể thao cũng không nên uống nước ngay hay uống nhiều, ngược lại hãy uống từ từ thành từng ngụm nhỏ sẽ tốt cho tim mạch hơn.
Uống bao nhiêu nước một ngày là đủ?
Theo Zenlife Yoga, nhiều người thường thắc mắc ''Một ngày uống bao nhiêu nước là đủ?'', đa phần đều nghĩ rằng ''Uống càng nhiều càng tốt''. Thực tế không phải vậy. Các chuyên gia khuyến cáo ''nhiều quá cũng không tốt''. Uống quá nhiều nước trong một ngày sẽ gây áp lực cho thận, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều, nó cũng gây loãng các chất điện giải trong máu, lượng natri hạ thấp kéo theo nhiều hệ lụy dễ khiến bạn bị “ngộ độc nước".
Các nghiên cứu cho thấy trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml. Ví dụ, một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải áp dụng quá chính xác cho công thức này mà cần ''lắng nghe'' nhu cầu của cơ thể hoặc quan sát nước tiểu, nếu thấy có màu vàng đậm tức là bạn đang bị thiếu nước.