Sĩ diện hão
Đàn ông có tính sĩ diện hão thường sẽ khó mà tiến bộ được trong công việc. Trong khi những người khác miệt mài cố gắng, chăm chỉ kiếm tiền thì anh ta luôn để đầu óc ở trên mây, ảo tưởng về bản thân. Hơn nữa, kiểu người “thùng rỗng kêu to” này thường tiêu tiền cũng khá phung phí để chăm chút cho vẻ bề ngoài nhưng lại không đầu tư cho trí óc, tâm hồn. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, người không chịu nỗ lực phấn đấu thì không bao giờ khá lên nổi.
Sống dựa dẫm vào người khác
Có câu nói: Thước đo một người đàn ông không phải khoảnh khắc anh ta thoải mái và nhàn hạ mà tại thời điểm anh ấy tranh luận và đối mặt với thử thách.
Tuy vậy vẫn có kiểu đàn ông thích nịnh bợ, sống thiếu trách nhiệm, chỉ làm những việc có ích cho bản thân. Quan điểm sống của họ là dùng mọi mánh khóe để có tiền, có địa vị. Kiểu đàn ông này sống không có trách nhiệm, không thể gánh vác được việc lớn.
Tính khí thất thường "sáng nắng chiều mưa"
Cảm xúc dễ thay đổi, tự ái cao, nhạy cảm với mọi câu nói hành động... là đặc điểm của đàn ông luôn khiến người khác đau đầu và cảnh giác nhất khi giao tiếp, bởi sợ động vào trái tim vốn mỏng manh yếu đuối của họ.
Kiểu đàn ông như vậy thường cô độc, thích một mình. Tuy nhiên người luôn đơn thương độc mã làm mọi việc rất khó tạo nên thành tựu trong sự nghiệp bởi xã hội hiện đại là xã hội tập thể, làm việc cần có sự giao lưu. Nếu không khắc phục, kiểu đàn ông này sẽ rơi vào trạng thái "làm việc cho qua ngày".
Luôn tìm lý do, tự giới hạn bản thân
Khi gặp phải thất bại hay khó khăn trong cuộc sống, nhiều người thường đưa ra quan điểm thế này làm lý do: người thành công rất thông minh và may mắn, còn tôi không đủ thông minh lại kém may mắn nên khó đạt được thành tựu.
Nhiều người có xu hướng tự bao biện cho bản thân khi gặp phải khó khăn, không muốn chịu trách nhiệm hoặc tìm giải pháp, bởi vì đây là việc dễ làm nhất. Bên cạnh đó, tìm lý do bao biện là cách phổ biến để làm cho bản thân cảm thấy thanh thản, dễ chịu. Tuy nhiên, nếu không nhận ra và để việc bào chữa trở thành thói quen, con người ta sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà không thể tiến bộ được.
Như nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde đã nói: Khi bạn tìm thấy một lý do cho sai lầm của chính mình, bạn sẽ sớm tìm ra hàng trăm lý do khác nữa. Đồng thời, những người thích bao biện cũng quen với việc đặt ra các giới hạn và vô hình trung đã giết chết tiềm năng của họ.
Việc duy trì thói quen chối bỏ bản thân trước khi làm xong một việc gì đó và tự ám chỉ với bản thân rằng: "Mình nhất định không thể hoàn thành tốt việc này, nên chỉ cần làm được đến đâu hay đến đó" dần dần sẽ khiến bạn bắt đầu tìm cho mình một loạt các lý do để không muốn làm việc nữa.
Đúng là tín hiệu tâm lý này có thể giúp bạn ngăn chặn sự thất vọng nếu thất bại trong nhiệm vụ, nhưng nó lại cướp đi cơ hội chạm tay đến thành công.
Từ bỏ học hỏi, từ chối trưởng thành
Không thông minh, không gặp may mắn, thua kém đối phương đều là những cái cớ. Trên thực tế, nguyên nhân thất bại của một người chính là hài lòng với thực tại, không muốn học hỏi hay trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân.
Trên thực tế, không ngừng học tập là quá trình đòi hỏi tinh thần, tư duy, còn sự trưởng thành của bản thân lại đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng. Quá trình này không thoải mái như việc nằm ở nhà chơi điện thoại di động và xem phim. Tuy nhiên, duy trì một thái độ hiếu học và ý thức học tập không ngừng sẽ là quyết định có giá trị nhất trong cuộc đời bạn.