3 thời điểm không nên ăn khoai lang
Không nên ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang đúng cách là không nên ăn vào buổi tối vì dễ trào ngược axit, đặc biệt là với những người dạ dày yếu hoặc người già có hệ tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng. Cộng với việc vào ban đêm, sự trao đổi chất diễn ra chậm nên càng khó tiêu hóa và dễ dẫn đến chứng mất ngủ.
Không nên ăn khi đói
Nhiều người nghĩ, lúc đói có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên, trong khoai lang chứa nhiều chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai.
Cạnh đó, lúc đói, đường huyết đã thấp, khi ăn khoai lang lại làm hạ huyết áp gây mệt mỏi.
Không ăn sau 12h trưa
Thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Vậy nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?
Theo các chuyên gia, mỗi buổi sáng thay vì ăn bún, mì, phở… bạn có thể bổ sung năng lượng bằng một củ khoai lang. Chỉ đơn giản như vậy, việc giảm cân bằng phương pháp này cũng mang lại hiệu quả gấp bốn lần so với cách làm thông thường.
Bạn cũng có thể giảm cân bằng khoai lang khi ăn kèm với sữa chua hoặc thêm một chút rau xanh vào bữa sáng. Điều này sẽ đảm bảo có thể có đủ năng lượng để làm việc.
Những điều cần lưu ý khi ăn khoai lang
Để ăn khoai lang đúng cách, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau.
- Để có tác dụng tốt, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng.
- Để giải cảm cúm và chữa táo bón nên dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không nên ăn thường xuyên khoai lang, rau lang vì chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật hoặc thực vật để cân bằng dưỡng chất.
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm xanh và vỏ xanh chứa chất độc