5 hình thức lừa đảo thường gặp nhất hiện nay: Ai cũng nên biết kẻo mất sạch tiền trong tài khoản

( PHUNUTODAY ) - Trong thời gian gần đây hình thức lừa đảo biến tướng ngày càng nhiều, nhưng chúng đều có những điểm chung này, người dân nên biết để tự bảo vệ mình.

Lừa đảo đăng ký học kỳ công an, quân đội, khóa tu cho trẻ

Trong thời gian gần đây nhiều vụ việc lừa đảo mà hình thức lừa đảo bằng các chương trình trại hè cho trẻ em được quảng bá qua Facebook đã được phát hiện tại Thừa Thiên Huế và đang có dấu hiệu lan rộng ra toàn quốc. Các đối tượng lừa đảo tạo tài khoản Facebook có tên ‘Trại hè kỹ năng - Học kỳ CAND’, ‘Trại hè học kỳ quân đội’... với giao diện, địa chỉ giống với thông tin các cơ quan công an, quân đội. Đồng thời, mạo danh cơ quan chức năng đăng thông tin mời phụ huynh đăng ký khóa học miễn phí cho con. Để đăng ký, học viên phải tập đặt thử vé máy bay online hoặc đặt cọc trước từ 5 – 10 triệu đồng. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng chặn liên lạc.

Bên cạnh đó, ở Hà Nội một phụ huynh đã bị lừa gần 2 tỷ đồng khi đăng ký khóa tu cho con của mình trong dịp hè. Những vụ lừa dảo tựu chung lại đều có những điểm tương đồng đó là chúng mạo danh một cơ quan nào đó để nhằm thu hút các bậc phụ huynh rồi từ đó dẫn dụ phụ huynh vào con đường mà chúng đặt ra sẵn. 

Hàng loạt đối tượng chiếm đoạt mã giảm giá trên Shopee

Công an tỉnh Phú Thọ vừa khởi tố hàng loạt đối tượng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản của Công ty Shopee. Cơ quan này trước đó đã phát hiện các hội nhóm trên mạng xã hội trong và ngoài tỉnh Phú Thọ kêu gọi đặt đơn ảo (trả công cho người đặt đơn) và áp voucher giảm giá khi mua hàng trên sàn Shopee.

Bằng thủ đoạn chính là đặt đơn hàng ảo, các hội nhóm tạo ra những giao dịch ảo trị giá chục tỷ đồng và chiếm đoạt giá trị các mã giảm giá Shopee tài trợ cho người mua hàng trên sàn. Qua sự việc này, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không tham gia các hội nhóm đặt đơn ảo trên mạng xã hội để tránh tiếp tay cho tội phạm lừa đảo. Người dân khi mua hàng cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về người bán.

Những chiêu trò lừa đảo ai cũng nên biết để tránh

Những chiêu trò lừa đảo ai cũng nên biết để tránh

Giả danh thanh tra sở y tế để lừa bán thuốc xương khớp

Một đối tượng tại Hà Nội mới đây đã mạo danh Thanh tra Sở Y tế để gọi điện thoại tư vấn, bán thuốc cho những người mắc bệnh xương khớp với giá mỗi đơn từ 1 đến 3 triệu đồng. Sau khi chuyển thuốc qua dịch vụ phát hành thu tiền hộ - COD của doanh nghiệp chuyển phát, đối tượng còn lừa người bệnh tham gia chương trình lập sổ hỗ trợ khám bệnh miễn phí tại các bệnh viện lớn, với điều kiện người bệnh phải nộp tiền phí lập sổ hoặc tiền thuế giá trị gia tăng.

hinh thuc lua dao truc tuyen 3.jpgCục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cẩn trọng khi giao dịch trên mạng xã hội, nhất là với mặt hàng liên quan đến sức khỏe, tính mạng; không nghe tư vấn qua các website, cuộc gọi giả mạo khi không xác định được mức độ uy tín và sự an toàn. Người dân chỉ nên tìm đến các cơ sở y tế đã được cấp phép để khám bệnh và được hướng dẫn điều trị, mua thuốc.

Giả danh CSGT để phạt nguội người dân

Gần đây tại Đà Nẵng một người dân đã bị kẻ tự mạo nhận là CSGT gọi điện tới và yêu cầu chị này nộp tiền phạt nguội bởi vì chị đã vi phạm luật giao thông đường bộ khi lái xe ô tô trên đường. Sau khi thấy nạn nhân đã sập bẫy kẻ gian dần dần dẫn dụ vào tìm cách trục lợi 750 triệu trong tài khoản của chị này. Sau khi biết mình bị lừa nạn nhân đã báo cơ quan chức năng có thẩm quyền để được điều tra làm rõ.

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo thường gặp hiện nay

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo thường gặp hiện nay

Xuất hiện lừa đảo ‘việc nhẹ lương cao’ qua WhatsApp

Một nạn nhân tại Tây Ban Nha mới đây đã bị chiếm đoạt 11.000 Euro vì sập bẫy lừa đảo ‘việc nhẹ lương cao’ qua ứng dụng WhatsApp. Cách thức nạn nhân này bị lừa chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các vụ lừa đảo ‘việc nhẹ lương cao’ đã được các cơ quan chức năng tại Việt Nam liên tục cảnh báo.

Để phòng tránh, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, tuyên truyền về thủ đoạn lừa đảo đến người thân, bạn bè để tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm chứng lại thông tin qua nguồn khác nhau. Người dân không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai. Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo hoặc đã bị lừa, người dân cần nhanh chóng tố giác các hành vi lừa đảo đến các cơ quan có thẩm quyền.

Tạo app VNeID giả để chiếm mật khẩu email và nhiều thông tin cá nhân

Theo Cục An toàn thông tin, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang là mục tiêu tấn công của đối tượng lừa đảo để chiếm thông tin, tài sản. Các cuộc tấn công không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dùng.

Trong thời gian gần đây nhiều người đã bị kẻ gian lợi dụng do tải phải app VNeID giả mạo, kẻ gian lợi dụng những kẽ hở và chiếm đoạt tài sản qua những thông tin cá nhân của người dùng.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link