Rau mồng tơi chính là món ăn quen thuộc của người Việt Nam, nhất là trong những ngày hè nóng bức bởi đây là loại rau có công hiệu giải nhiệt hữu hiệu cho cơ thể. Do đặc tính của loại rau này mà người ta sử dụng nó không chỉ là món ăn ngon mà còn dùng để làm thuốc.
Các chuyên gia khuyến cáo không ăn rau mồng tơi trong các trường hợp sau đây:
Không ăn sống hay nấu chín để qua đêm: Rau mồng tơi cũng như các loại rau khác khi đã nấu chín để qua đêm thì không nên ăn kẻo gây ngộ độc. Ngoài ra, khi bạn ăn rau mồng tơi khi ăn sống sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Còn nếu để qua đêm sẽ khiến hàm lượng nitrat trong rau xanh chuyển thành nitrit, đây là chất gây ung thư. Do đó, tuyệt đối không nên ăn rau mồng tơi sống hoặc để qua đêm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Không ăn cùng thịt bò: Nếu bạn ăn rau mồng tơi khi thì không nên ăn thịt bò, bởi khi ăn rau mồng tơi với thịt bò thì tính nhuận tràng sẽ mất đi và tiêu hóa kém hơn. Đặc biệt với những người bị táo bón thì sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì vậy, tốt nhất khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm các loại thực phẩm chứa vitamin C.
Không ăn khi bị sỏi thận: Rau mồng tơi chứa nhiều purin, sau khi ăn sẽ biến thành axit uric, tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Chính vì vậy, những người sỏi thận ăn vào sẽ có tác hại.
Không ăn khi bị tiêu chảy: Chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Bên cạnh đó những người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng cũng không nên ăn, bởi rau mồng tơi có tính hàn, nếu ăn phải sẽ khiến triệu chứng càng thêm nặng.
Không ăn rau khi lạnh bụng: Nếu như bạn đang bị lạnh bụng, tiêu chảy thì không nên ăn rau mồng tơi, bởi rau mồng tơi nhuận tràng, dễ khiến cho bệnh tình của bạn trở nặng hơn.