5 quy tắc xã giao của người tỉnh táo: Đừng nên chuyện gì cũng kể cho người khác nghe

( PHUNUTODAY ) - Không biết bạn có phát hiện ra hay không, chúng ta càng lớn, càng nhận biết nhiều điều, kinh nghiệm xã hội càng phong phú, thì khó khăn xã hội không những không giảm mà trái lại còn xuất hiện nhiều hơn với level cao hơn.

1. Con người là sinh vật xã hội, nên trong xã hội cần cố gắng kiểm soát cảm xúc riêng, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực trong các mối quan hệ cá nhân.

Dù là người có tính khí tốt đến đâu, hiền đến đâu đi nữa cũng không chịu nổi một người cộc cằn, hay nổi giận, hoặc lúc nào cũng buồn bã, tiêu cực, không vui.

Trong cuộc sống, mỗi người đều gặp phải những khó khăn không giống nhau, trong quá trình khắc phục, vượt qua, nên cố gắng duy trì bình tĩnh, kiểm soát những cảm xúc không mong muốn của bản thân, để tránh làm tổn thương người khác.

1-1

2. Đôi lúc im lặng, không hồi âm chính là từ chối.

Tôi có một đồng nghiệp, tuần trước cô ấy gửi tin nhắn khắp nơi hỏi vay tiền mua nhà. Trong đó có một người là bạn thân nhất của cô ấy lúc trước, nhưng chờ mãi vẫn không thấy người kia hồi âm.

Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo: “Có lẽ do cô bạn kia đã từ chối việc cho vay tiền rồi.” Nhưng người bạn này không tin, cô ấy cho là người bạn kia vẫn chưa nhận được tin nhắn thôi. Vì chờ quá lâu nên cô ấy liền chủ động gọi điện mấy lần vẫn không có ai bắt máy. Đến hôm chủ nhật vừa rồi, khi gọi lại lần nữa, bạn cô ấy rốt cuộc cũng nghe máy, nhưng là để từ chối.

3. Đừng nên chuyện gì cũng kể cho người khác nghe, bạn kể là chuyện buồn, nhưng nghe vào tai họ lại là chuyện cười.

Trưởng thành là thế nào? Là biết học cách khi nào cần sống cô đơn, học cách bảo vệ bí mật, bảo vệ chính mình. Lúc trước tôi từng có ý nghĩ rất ngây thơ, cho rằng thật thà, đối xử tốt với mọi người sẽ nhận được sự yêu mến của họ, sẽ có nhiều bạn bè tốt, thế nên chuyện gì tôi cũng thực lòng kể hết cho họ nghe. Nhưng thực tế lúc nào cũng khác với suy nghĩ nhiều lắm.

chiakhoathanhcong

Ngay cả chính bản thân bạn còn không bảo vệ nỗi bí mật của mình thì làm sao trách họ được? Đừng nên chuyện gì cũng thật lòng kể hết cho người khác nghe, đôi lúc bạn kể là chuyện buồn, nghe vào tai họ lại ra hàng ngàn phiên bản truyện cười.

4. Nói xấu công việc, chỗ làm, sếp, đồng nghiệp

Dù bạn bức xúc sếp, đồng nghiệp như thế nào thì cũng tránh xả giận trên Facebook, Zalo bởi đây là cách thể hiện bạn kém trong việc quản lý cảm xúc của mình. Không chỉ vậy, việc này còn làm cho các nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn. Nghiêm trọng hơn chúng cũng là cái cớ khiến bạn bị sa thải nữa.

5. Thu nhập của bạn

Bạn đã cố gắng để đạt được thu nhập đó. Bạn hạnh phúc biết bao. Bạn muốn chia sẻ ngay với mọi người. Nhưng khoan đã, liệu họ có thật lòng chúc mừng bạn hay đằng sau họ đang rất khó chịu và cho rằng bạn là kẻ khoe khoang?

3-7-768x402

Hãy cẩn thận khi “khoe” tiền bạc trên Facebook vì có rất nhiều người dựa vào đó mà gây khó dễ cho bạn. Đồng thời, việc chia sẻ thu nhập này cũng tự tạo cho bạn sự ngạo mạn, tự phụ. Do đó, hãy giữ cho riêng mình thu nhập của mình nhé và không ngừng cố gắng!

Theo:  khoevadep.com.vn copy link

Thu