Lười tắm rửa
Trong thai kỳ, sẽ có thời điểm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi không muốn tắm rửa. Thậm chí có mẹ còn nghĩ mình cả ngày ở nhà không ra ngoài, không tiếp xúc với khói bụi thì có thể không cần tắm rửa thường xuyên. Thế nhưng, quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Trong thai kỳ, âm đạo của mẹ bầu thường xuyên tiết ra dịch nhầy, nếu không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng đến cả bé.
Nhiệt độ nước tắm
Mẹ bầu không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Khi pha nước tắm, mẹ bầu nên pha nước lạnh trước sau đó mới đến nước nóng, kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế hoặc khủy tay.
Nếu mẹ bầu tắm nước quá nóng sẽ làm các mao mạch trên da giãn nở, gây thiếu lượng máu cung cấp cho tim, tạo áp lực cho tim. Nếu mẹ bầu tắm nước quá lạnh lại khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng là 35-39 độ C.
Tắm quá lâu
Mẹ bầu không nên tắm quá lâu, bởi không gian phòng tắm là khép kín, kém thông thoáng nên nếu mẹ ở trong phòng tắm thời gian dài sẽ dễ bị chóng mặt, khó thở, giãn mao mạch, khiến máu lên não chậm hơn. Đồng thời, tắm quá lâu cũng gây trở ngại đến việc cung cấp oxy đến thai nhi, khiến nhịp tim thai nhi đập nhanh, tắc nghẽn và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thần kinh của trẻ. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên tắm tối đa là 15 phút.
Tắm vào sáng sớm hoặc tối muộn
Tắm vào sáng sớm hoặc tối muộn có thể gây hại cho cả mẹ và em bé do sự thay đổi nhiệt độ. Tốt nhất mẹ bầu nên tắm vào buổi trưa hoặc cuối giờ chiều là tốt nhất cho sức khỏe.
Không nằm điều hòa sau khi tắm
Thay đổi nhiệt độ sau khi tắm sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông máu, khiến máu lên não chậm, ảnh hưởng tới tim và huyết áp. Nếu mẹ bầu nằm điều hòa sau khi tắm sẽ rất dễ dẫn đến khó thở, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, mùa hè 2020 này dù nóng thế nào, sau khi tắm xong, mẹ nên nằm nhiệt độ thường 30 phút rồi mới bật điều hòa nhé.