Thịt gà
Ít ai biết rằng, trên thịt gà sống chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất có lẽ là salmonella. Thế nhưng trước khi chế biến, việc rửa thịt gà với nước sạch lại không có tác dụng loại bỏ vi khuẩn này vì chúng có độ bám khá chặt chẽ.
Ngoài ra, việc rửa gà trước khi nấu nướng sẽ khiến một lượng vi khuẩn trôi theo dòng nước và phát tán quanh bồn cầu, phòng bếp và tăng nguy cơ phát bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.
Do đó, theo các chuyên gia thì biện pháp cần thiết nhất để tiêu diệt những vi khuẩn có hại này là nấu chín thịt gà. Đặc biệt, khi chế biến, bạn có thể cho thực phẩm vào nước lạnh rồi đun đến khi nước sôi thì vớt ra như một cách “rửa sạch" thịt gà.
Trứng
Mặc dù thường xuyên chế biến và ăn các món từ trứng nhưng không phải ai cũng biết hành động rửa trứng trước khi nấu nướng hoặc cất tủ lạnh là việc hơi “thừa thãi". Sở dĩ như vậy là do bề mặt trứng chứa một lớp màng phủ tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong qua những lỗ li ti trên vỏ. Khi rửa trứng, dù là nước sạch đến mấy thì cũng vô tình phá hủy lớp bảo vệ này và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của thực phẩm.
Bên cạnh đó, các loại trứng hiện nay thường được sản xuất công nghiệp nên đã trải qua nhiều giai đoạn làm sạch cũng như tái phủ lớp màng bảo vệ nhân tạo trước khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy bạn không cần thiết phải rửa chúng quá nhiều.
Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn…
Giống với thịt gà, bạn không cần phải rửa những loại thịt như bò, cừu, lợn… trước khi chế biến vì vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm vừa có nguy cơ phát tán mầm bệnh cũng như tạo ra hiện tượng xâm nhiễm chéo các thức ăn khác.
Vì vậy, khi sơ chế các loại thịt này, bạn nên ngâm nguyên liệu trong một bát nước muối pha loãng rồi đặt trong tủ lạnh từ 10 đến 15 phút. Sau đó dùng giấy khô hoặc khăn vải sạch lau sạch bề mặt miếng thịt. Không những vậy, bạn còn cần phải phải rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm sau khi sơ chế để đảm bảo sức khỏe.
Nấm
Trước khi chế biến nấm, nhiều người có thói quen rửa rất kỹ và ngâm trong nước muối. Thế nhưng đây là thực phẩm có khả năng hút nước mạnh nên cách sơ chế này có thể khiến nấm bị trưng, mất đi độ mềm và ảnh hưởng đến hương vị, chất lượng món ăn.
Vì thế, khi rửa nấm, bạn chỉ cần xả thực phẩm dưới một vòi nước đang chảy trong thời gian ngắn rồi dùng khăn sạch, giấy thấm khô và thả vào nồi chế biến càng nhanh càng tốt.
Mỳ Ý
Trong quá trình sản xuất và đóng gói, các loại mỳ Ý đã phải qua nhiều công đoạn làm sạch nghiêm ngặt. Vì thế trước khi nấu, bạn không cần thiết phải rửa thực phẩm này. Ngoài ra, các chuyên gia ẩm thực còn bật mí rằng, hành rộng rửa mỳ Ý qua nước sẽ làm mất đi lớp tinh bột trên bề mặt thực phẩm và đây chính là thứ giúp mỳ hấp thụ sốt dễ dàng hơn.
Do đó, khi nấu các món liên quan đến mỳ Ý, bạn không nên rửa chúng với nước để tránh làm món ăn “bớt ngon".