1. Nói rằng: "Con sai rồi."
Mọi người làm cha làm mẹ đều muốn những điều tốt nhất cho con, nhưng nói rằng con luôn sai không phải là cách dạy con lành mạnh. Trẻ con mắc sai lầm và học từ những sai lầm ấy là chuyện bình thường và cha mẹ nên hiểu điều đó.
Quá tiêu cực sẽ khiến trẻ không có sự tự tin và động lực để thử những điều mới mẻ. Cha mẹ nên tìm sự cân bằng giữa phản hồi tích cực và tiêu cực, ủng hộ thay vì làm nhụt chí con.
2. Đổ hết lỗi lầm lên con trẻ
Sau một ngày làm việc, tâm lý căng thẳng, áp lực từ công việc đôi khi khiến cha mẹ cáu gắt, bực dọc, thậm chí là "trút gánh nặng" lên con. Có những bố mẹ cho rằng chính người con là nguyên nhân khiến họ đối xử tệ với con.
3. Không cho con thể hiện suy nghĩ và cảm xúc
Chúng ta ai cũng có những lúc vui lúc buồn. Giãi bày mọi suy nghĩ và không kìm nén những cảm xúc tiêu cực là điều rất quan trọng. Những cuộc trò chuyện ấy có thể ngăn chặn các chứng bệnh tâm thần và thể chất. Dạy trẻ với thái độ “con trai không được khóc” là không lành mạnh. Khóc và thể hiện cảm xúc giúp trẻ trở nên biết thông cảm, quan tâm và yêu thương trong tương lai. Kìm nén mọi cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm và cô đơn.
Vậy nê, hãy động viên con chia sẻ cảm nhận của mình sau một ngày đến lớp hay trở về sau chuyến đi. Từ đó lắng nghe và thấu hiểu con hơn.
4. Mong muốn thực hiện ước mơ của mình thông qua con cái
Sẽ thật ích kỷ khi bắt ép con làm những chuyện bạn muốn làm khi còn nhỏ. Đừng bắt người khác phải chịu những thứ mà ngay cả bạn cũng không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với con của mình. Ví dụ, đừng ép con học ballet nếu bạn từng muốn trở thành nữ vũ công ballet hoặc đừng bắt con học y vì bạn từng mơ ước trở thành một bác sĩ giỏi giang. Con của bạn là một cá nhân với suy nghĩ, ý tưởng, và thế giới của riêng mình.Hãy để con có quyết định của riêng mình, cha mẹ nhé.
5. Nói xấu con trước mặt mọi người
Trước mặt người ngoài (bạn học, bạn bè hoặc hàng xóm) mà bạn bêu xấu con, châm chọc con, khiến con xấu hổ không biết giấu mặt đi đâu. Từ góc độ tâm lý, làm vậy khiến trẻ sợ xã hội, xấu hổ trước mọi người.
6. Thường xuyên so sánh trẻ với người khác
Câu cửa miệng của cha mẹ khi nói "con nhà người ta" thường là: "Con nhìn bạn ấy kìa. Không bao giờ bạn ấy để cha mẹ phải trách mắng", "Bạn ấy đâu có như con.", "Bạn ấy học tốt hơn con đấy"…
Vẫn biết so sánh là để biết con bạn đang ở mức nào, đôi khi thậm chí giúp con cố gắng hơn. Tuy nhiên, Những câu nói kiểu này có sức "hủy diệt" mạnh nhất, là những lời nói khiến trẻ rất dễ bị tổn thương.
Dẫu biết, ai đã trải qua thời làm con đều có thể bị cha mẹ có những suy nghĩ, tác động đến mình như vậy. Nhưng đừng vì thế mà trở thành một người cha, người mẹ thất bại, vô tình hủy hoại những đứa con đáng yêu của mình.