6 trường hợp từ chối cấp Sổ đỏ và cách xử lý để không gặp rắc rối

( PHUNUTODAY ) - Người dân cần biết việc từ chối đó có đúng quy định hay không và phải biết cách xử lý khi nhận được văn bản từ chối.

Sổ đỏ, Sổ hồng là gì?

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất"

Như vậy, Sổ đỏ, Sổ hồng là từ mà người dân thường sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của Giấy chứng nhận.

so-do

Thủ tục làm Sổ đỏ lần đầu trực tiếp

Bước 1. Nộp hồ sơ

Căn cứ Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi quy định nơi nộp hồ sơ như sau:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).

Trường hợp 2: Nếu hồ sơ đủ

- Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận.

- Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3: Đo đạc, xác minh bản trích đo địa chính

- Trường hợp chưa có bản đồ địa chính, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có).

Nếu nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả.

- Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào đơn đăng ký;

Bước 4: Người có nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính

Trong bước này người dân chỉ cần lưu ý vấn đề sau:

- Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).

- Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Chỉ được nhận Giấy chứng nhận khi đã nộp xong các khoản tiền, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất.

Bước 5. Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

Khi nào bị từ chối cấp Sổ đỏ?

Căn cứ khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, việc từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

so-do1

Trường hợp có căn cứ từ chối hồ sơ theo quy định trên thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải có văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, gửi văn bản kèm theo hồ sơ cho người nộp hoặc chuyển văn bản và hồ sơ đến bộ phận một cửa, UBND xã, phường, thị trấn để trả lại cho người nộp

Cách xử lý khi bị từ chối cấp Sổ đỏ

* Cơ quan nhà nước từ chối đúng với quy định

Nếu người nộp hồ sơ không thực hiện đúng thì khi nhận được văn bản từ chối hồ sơ phải thực hiện theo đúng quy định. Tùy vào trường hợp cụ thể mà người nộp hồ sơ có cách xử lý khác nhau (nên xem hướng dẫn, phương án xử lý trong văn bản từ chối hồ sơ để thực hiện).

Ví dụ:

1/ Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Nếu hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận nhưng trong mẫu đơn 04a/ĐK không kính gửi UBND cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) mà ghi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ phải viết đơn mới.

2/ Nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ: Người nộp hồ sơ cần xem lại trong mẫu đơn 04a/ĐK đã kê khai bị thiếu hay sai sót gì so với thông tin cá nhân, thông tin trong hồ sơ địa chính, từ đó sẽ viết đơn mới cho đúng quy định.

3/ Khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai: Trường hợp này người dân chỉ được nộp hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận sau khi đã có kết quả giải quyết tranh chấp đất đai mà không tiếp tục gửi đơn giải quyết tranh chấp đến Tòa án nhân dân, UBND cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định.

* Cơ quan nhà nước từ chối sai quy định

Khi cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ không có văn bản từ chối hồ sơ hoặc lý do từ chối không đúng quy định (từ chối hồ sơ nhưng không thuộc những trường hợp được nêu trong bảng trên) thì người dân có nhiều cách xử lý khác nhau tùy vào tính chất, mức độ và sự lựa chọn của người dân, cụ thể:

- Kiến nghị cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ xem xét lại.

- Khiếu nại.

- Khởi kiện hành chính.

Trong đó, khiếu nại và khởi kiện hành chính là cách phổ biến.

Cách 1: Khiếu nại

Căn cứ Luật Khiếu nại 2011 và Luật Đất đai 2013, khiếu nại về việc từ chối hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:

- Điều kiện thực hiện khiếu nại

Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

Có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi từ chối trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện.

Việc khiếu nại chưa được Toà án thụ lý để giải quyết.

Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.

Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần một nhưng không đồng ý).

- Đối tượng khiếu nại: Quyết định, hành vi từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link