6 việc càng lười càng tích đức, giữ hạnh phúc cho bản thân và gia đình viên mãn đến già

16:46, Thứ ba 17/10/2023

( PHUNUTODAY ) - Nói gì cũng phải đúng thời điểm đúng chỗ, không rất dễ làm hại người khác.

Có câu thế này "cần cù bù thông minh", chúng ta chỉ cần chăm chỉ, siêng năng dù không thông minh cũng gặt hái được thành quả. Thế nhưng, có người càng lười biếng, thành quả vẫn nhận được trái ngọt. Tại vì sao? Bởi họ đã bớt khẩu nghiệp, lười vẫn động miệng. Đây cũng chính là lý do tại sao cổ nhân thường nhắc rằng "họa từ miệng mà ra" hoặc "bảy điều nhịn chín điều lành". Ngày nay cũng rất ít người thực hiện được điều này.

Việc vận động miệng càng nhiều, bạn càng lộ rõ khuyết điểm, thậm chí phạm vào những điều cấm kỵ như khích bác hay mỉa mai người khác. Hậu quả có thể chưa thấy liền mà về sau mới nhận được, không chỉ một mình bản thân mà có khi cả gia đình mình gặp họa theo.

Chính vì thế, lười vận động miệng chính là một cách thức giúp gia đình luôn hạnh phúc viên mãn. Trước khi muốn nói điều gì đó hãy uốn lưỡi 7 lần để bạn có thời gian suy nghĩ xem vấn đề này có thực sự cần thiết, nói gì cũng phải đúng thời điểm đúng chỗ, không rất dễ làm hại người khác. Thay vào đó hãy học cách lắng nghe và quan sát nhiều hơn.

itnoi

Không nói những lời tức giận làm tổn thương người khác

Dù trong cuộc sống hay công việc, việc tiếp xúc và duy trì các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau là điều không thể thiếu. Đó cũng là lý do việc rèn luyện khả năng giao tiếp là cần thiết với tất cả mọi người.

Dù giận dữ đến đâu, chỉ cần bạn nhịn hoặc nói những lời dễ nghe có thể vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng. Đừng tức giận mà mất khôn các bạn nhé.

Không nên nói những lời oán trách người khác

Mối quan hệ xây dựng dựa trên sự tin tưởng. Nếu bạn cứ mãi oán trách họ về nhiều vấn đề, không chịu hiểu, hoặc tha thứ, chắc chắn bạn sẽ mất nhiều hơn những gì bạn nghĩ.

Không nói những lời nói xem thường

Xem thường chính bản thân mình còn khó, tại sao bạn lại xem thường người khác? Đừng nên tổn thương người khác, cho dù họ đã làm gì đi chăng nữa, thì bạn cũng nên tạo phúc cho mọi người, ắt sẽ gặp nhiều bất hòa và tai họa có thể ập đến.

Bớt nghĩ

Người bận tâm quá nhiều sẽ mệt mỏi, người vô tư sẽ chẳng vướng bận gì. Cuộc sống là vậy, rất biết cách trêu đùa chúng ta. Chúng ta càng quan tâm, chúng ta lại càng dễ mất. Chúng ta ám ảnh bởi thất bại, thất bại sẽ càng gần chúng ta.

Trong tâm lý học, có một hiệu ứng nổi tiếng mang tên Wallenda, bắt nguồn từ một câu chuyện có thật. Wallenda là nghệ sĩ biểu diễn đi trên dây nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Ông quyết định dừng biểu diễn lần cuối ở tuổi 73 và không may, người chưa từng mắc sai lầm như ông đã thất bại trong lần này. Ông ngã khỏi sợi dây cao hàng chục mét và không may qua đời.

Sau vụ tai nạn, vợ ông đau đớn chia sẻ: “Tôi đã linh cảm có điều gì đó sẽ xảy ra vì trước khi biểu diễn anh ấy liên tục nói rằng lần biểu diễn này quá quan trọng, không được phép thất bại. Trong khi trước đó, anh ấy thường không suy nghĩ quá nhiều mà tập trung cho buổi trình diễn.”

Suy nghĩ quá nhiều chắc chắn sẽ khiến bạn rối bời và không thể tập trung vào công việc. Điều này hoàn toàn có thể dẫn bạn đến với sai lầm. Suy cho cùng, nghĩ ngợi quá nhiều thực chất là đang hành hạ bản thân và khiến chính mình kiệt quệ cả về tinh thần và thể chất.

Nếu cứ nghĩ đi nghĩ lại những chuyện đã qua, bạn sẽ thấy mình quá cay đắng. Nếu cứ nghĩ đến những chuyện chưa chắc xảy ra trong tương lai, bạn sẽ thấy lo sợ về được và mất. Quá nhiều suy nghĩ mất tập trung có thể dễ dàng cản trở dòng suy nghĩ chính và làm gián đoạn tốc độ của bạn. Thay vào đó, sẽ tốt hơn khi bạn tập trung vào hiện tại, tránh mắc sai lầm không đáng có. Như ai đó từng nói: "Chỉ bằng cách bình tĩnh và không làm gì, bạn mới có thể tìm thấy sự thư thái."

Nếu bạn không suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể ít lo lắng hơn trong cuộc sống. Nếu bạn không suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể tập trung hơn vào những gì bạn nên làm. Nếu bạn không suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể giải phóng không gian trong lòng, dành chỗ cho niềm vui, hạnh phúc.

Nói ít đi

Người xưa có câu: “Nói dài, nói dai thành ra nói dại”.

Cuộc đời này, con người ta chỉ mất 3 năm để học nói nhưng dành cả đời để học cách im lặng. Chỉ khi cẩn thận cái miệng, bạn mới có thể bảo vệ được hạnh phúc của chính mình, dù là trên phương diện nào của cuộc sống.

“Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Những người thích nói chuyện tốt xấu của người khác, phán xét đúng sai của ai kia thường dễ gặp rắc rối và làm xáo trộn cuộc sống của chính mình. Nói ít đi và nghe nhiều hơn là cách bảo vệ tốt nhất cho bản thân và giúp bạn mở ra cuộc sống suôn sẻ, dễ dàng hơn.

Tránh khoe khoang

Con người có bản năng thấy mình quan trọng, muốn mọi người nhận ra giá trị của mình, và người hay khoe khoang là nô lệ cho bản năng này nhiều nhất.

Cuộc sống này là của chính bạn. Có tài năng bạn không cần phải khoe khoang, phô trương với người ngoài. Tiền bạc, của cải tồn tại rất khách quan và bạn không cần phải khoe khoang cho người khác thấy.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc