Chúng ta nói rằng “toàn thân con lợn đều quý” cũng không sai. Bởi vì, bộ phận nào của lợn cũng có thể chế biến thành món ăn phục vụ cho con người.
Ví dụ như, từ thịt đầu lợn (gồm tai, mũi, lưỡi, não) đến thịt vai, thịt mông, thịt bụng, chân giò, thịt nạc, mỡ lợn, xương (xương sườn, xương sống, xương hom)…Đều có thể chế biến các món ăn như luộc, xào, rán, quay, hầm…Ngoài ra, bộ lòng lợn (gồm tim, gan, bầu dục, ruột non, ruột già) cũng đều có thể chế biến thành các món ăn.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là trên toàn bộ con lợn có bộ phận nào không nên ăn và ăn bao nhiêu là cần thiết?
Ăn tiết canh
Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Liên cầu khuẩn gây ra các triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp và thậm chí tử vong. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn.
Óc lợn
Nhiều mẹ thường có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường mua óc lợn ép con ăn, nhưng kỳ thực óc lợn không hề có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não như đồn đại. Trái lại ăn nhiều óc lợn còn khiến cho trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…
Óc lợn rất giàu dưỡng chất. Các chỉ số thống kê cho thấy, cứ 100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Ăn gan lợn
Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên chính bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Để giảm độc tố của gan nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố còn tích tụ lại.
Tuy vậy, nếu bạn thường xuyên ăn gan lợn thì nên hạn chế dần đi vì nó hoàn toàn không phải thực phẩm tốt lành cho sức khỏe.
Chân giò
Chân giò chủ yếu chứa protein, chất béo và chất keo protit. Ngoài ra, thực phẩm này còn có canxi, sắt, vitamin A, B, C. Song, lượng chất béo ở chân giò không tốt khi cơ thể ăn quá nhiều.
Chưa kể chân giò có nhiều chất béo sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn và không tốt với người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.
Lòng già, lòng non và nội tạng của lợn
Hai bộ phận này cũng như các nội tạng khác của lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol. Điều này không có lợi cho những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa.
Nếu bạn ăn trong tình trạng chưa chín sẽ rất nguy hiểm do trong ruột lợn có chứa coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn…
Ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.
Phổi lợn có nhiều bụi bẩn?
Chúng ta thường nghe nói rằng không nên ăn phổi lợn vì phổi lợn tập trung rất nhiều bụi do phổi là nơi trao đổi thể khí, thu thập nhiều bụi từ trong không khí. Ngoài ra, lợn lại có đặc tính hay dũi đất, khiến phổi hít vào càng nhiều bụi hơn. Để hiểu rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta nói về con người.
Có thể chúng ta đã nghe đến một thứ bệnh gọi là “ bệnh bụi phổi”. Loại bệnh này cho đến nay mới chỉ phát hiện trên cơ thể người. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân có thời gian dài làm việc nơi có nhiều bụi bặm, thường xuyên hít vào nhiều bụi dẫn đến lá phổi tích lũy bụi dưới nhánh khí quản.
Còn lợn, cho dù đặc tính của chúng là thích dũi đất, dũi rau cỏ hay những thứ quanh nó. Nhưng cũng không vì thế mà khiến cho chúng hít đất vào trong cơ thể. Hơn nữa, chúng không thể sống ở nơi quá nhiều bụi. Nói chung người chăn nuôi nào cũng chỉ mong chăm sóc cho nó luôn béo tốt, chóng lớn để sớm xuất chuồng.