Theo Tạp chí Tâm thần học và Sức khỏe Tâm thần (Mỹ), mất bình tĩnh có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Nó có thể phá vỡ sự cân bằng của hormone cortisol, loại hormone đóng vai trò quan trọng trong phản ứng căng thẳng của cơ thể. Mặt khác, giữ bình tĩnh sẽ thúc đẩy tư duy rõ ràng và giải quyết vấn đề hiệu quả.
Dưới đây là 7 lời khuyên có thể giúp bạn giữ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng:
1. Hít thở thật sâu
Các bài tập thở là một trong những cách tốt nhất để thoát khỏi lo lắng và căng thẳng. Khi bạn đang ở trong tình huống căng thẳng, hãy hít thở theo cách giúp bạn bình tĩnh và kiểm soát bản thân. Hãy thử hít thở sâu. Giữ hơi thở trong 5 giây rồi thả ra. Lặp lại điều này nhiều lần. Điều này sẽ mang lại yên bình và thoải mái.
Ảnh minh họa
2. Ăn chậm nhai kỹ
Theo Lifehack, đây là phương pháp không chỉ giúp bạn học được tính kiên nhẫn mà còn có tác dụng giảm béo rất hiệu quả. Ăn uống vội vã chỉ khiến bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết và còn có thể gây béo phì. Cách tốt nhất để rèn sự kiên nhẫn là ăn chậm rãi và dành thời gian để cảm nhận hương vị của món ăn.
3. Hãy trung thực
Nếu bạn cảm thấy sắp mất bình tĩnh, hãy nói với người kia rằng bạn cần thời gian để xử lý tình huống trước khi thảo luận vấn đề hiện tại. Đừng chỉ cho rằng mình đúng. Đừng để loại cảm giác đó chiếm lấy. Hãy cố gắng hiểu cả phía bên kia. Hãy ứng phó với căng thẳng theo cách mà sau này bạn có thể tự hào thay vì xấu hổ.
4. Nghe nhạc
Hãy thử nghe những bản nhạc mà bạn yêu thích. Việc nghe nhạc sẽ làm cho bạn thư thái, làm dịu cơ thể cũng như tâm trí của bạn.
Theo nghiên cứu âm nhạc giúp cho não bộ giảm đau, giảm căng thẳng và tăng cường trí nhớ. Âm nhạc thư giãn giúp cho bạn giảm noradrenaline (hormone căng thẳng), và làm bạn sẽ có giảm giác thư thái, thoải mái.
Ảnh minh họa
Một lưu ý nho nhỏ là khi tâm trạng không vui, cần tránh chọn những bản nhạc buồn vì có thể khiến nỗi buồn bị xoáy sâu hơn và bạn khó thoát ra khỏi suy nghĩ tiêu cực.
5. Hãy nghỉ ngơi
Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng và lo lắng, bạn nên cân nhắc việc nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi có thể giúp bạn thư giãn đầu óc và cảm thấy tươi mới. Chỉ cần nghỉ 15 hoặc có thể là một kỳ nghỉ dài sẽ giúp giảm căng thẳng và khiến bạn cảm thấy vui vẻ.
6. Chơi với thú cưng
Bạn cũng có thể tương tác chơi cùng với các bé thú cưng đáng yêu mỗi khi có tâm trạng không vui, vì điều này sẽ làm giảm mức độ hormone cortisol gây căng thẳng. Thú cưng giúp bạn không còn cảm thấy cô đơn và tạm thời quên đi những điều khiến bạn tức giận.
Ảnh minh họa
7. Dành chút thời gian hòa mình vào thiên nhiên
Thiên nhiên hoạt động như một liều thuốc xoa dịu khi bạn tức giận hoặc cảm thấy chán nản. Rời khỏi hiện trường và đi ra vườn hoặc công viên. Thiên nhiên có thể có tác dụng làm dịu. Ngay khi bạn trải nghiệm sự trong lành của không gian ngoài trời, bạn có thể cảm thấy tình trạng của mình được cải thiện. Điều này giúp bạn tập trung.