7 hiểu lầm khi ăn trái cây

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hoa quả luôn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn hoa quả thế nào để phát huy tác dụng thì có nhiều người vẫn chưa biết hết. Sau đây là 7 hiểu nhầm khi ăn trái cây.

1. Hoa quả ăn bất cứ lúc nào cũng "hữu ích vô hại"?

Không ít người có thói quen sau bữa cơm ăn hoa quả. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ăn hoa quả sau bữa ăn rất không khoa học, nguyên nhân là do:

Hoa quả dễ bị tích tụ ở dạ dày cùng với thức ăn, làm cho dạ dày, đường ruột chướng khí, táo bón… gây ảnh hưởng không tốt cho chức năng tiêu hóa.

Trong hoa quả hàm chứa nhiều canbonhydrate, ví dụ đường hlucose, đường mía, tinh bột… ăn hoa quả ngay sau bữa cơm sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy, đặc biệt có một số hoa quả có lượng tinh bột cao, không dễ tiêu hóa.

2. Hoa quả có thể ăn thay thế rau xanh?

Trong hoa quả có hàm lượng khoáng chất và vitamin "vĩnh viễn" ít hơn rau xanh. Do vậy, nếu không ăn rau, chỉ dựa vào hoa quả, bạn tuyệt đối không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Hàm lượng vitamin trong hoa quả vô cùng nhiều?

hoa quả

Phần lớn vitamin C trong hoa quả không cao, các loại vitamin khác cũng hữu hạn. Vitamin có tổng cộng 13 loại, nằm trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Việc bạn muốn đơn thuần dựa vào hoa quả để cung cấp vitamin là điều thực sự không khả thi. Ví dụ, muốn đủ lượng vitamin C trong một ngày bạn cần nạp 5 kg táo!!!.

Những hoa quả có hàm lượng vitamin C cao: Táo tàu, kiwi, táo gai, bưởi, dâu tây, cam… Còn các loại quả như lê, đào, mơ, chuối, nho có hàm lượng vitamin C thấp.

Loại quả giàu carotene nhất là xoài. Còn các loại quả như cam quýt, mơ, dứa và các loại quả màu vàng khác có hàm lượng carotene tương đối thấp.

4. Hoa quả mang lại sức khỏe và vẻ đẹp?

Cơ thể cần tổng cộng gần 50 loại chất dinh dưỡng mới có thể duy trì được sự sống, đặc biệt mỗi ngày cần >65 gam protein, >20 gam chất béo, để duy trì và phục hồi các mô của các bộ phận trong cơ thể.

Hoa quả chứa trên 85% thành phần là nước, trong khi protein chỉ có chưa đến 1%, chất béo thì không tính. Điều này đồng nghĩa bạn vĩnh viễn không thể đáp ứng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nếu chỉ dựa vào hoa quả.

5. Trái cây gọt vỏ mới giải quyết được vấn đề thuốc trừ sâu?

ăn hoa quả

Rất nhiều người lo lắng cho rằng, vỏ hoa quả chứa nhiều chất độc hại như thuốc trừ sâu... nên khi ăn cần phải gọt bỏ vỏ mới an toàn. Thực tế, thuốc trừ sâu hoàn toàn có thể phun từ gốc hoặc tiêm trực tiếp vào bên trong quả. Do vậy, việc gọt vỏ là thừa, không tác dụng.

Hơn nữa, rất nhiều hoa quả, dinh dưỡng tập trung lượng lớn ở phần vỏ. Vì vậy bạn chỉ cần rửa sạch ngâm nước muối rồi ăn là khoa học nhất.

6. Trái cây nhập khẩu dinh dưỡng cao hơn?

Thực tế không phải vậy, trái cây nhập khẩu trong quá trình vận chuyển sẽ bị suy giảm chất dinh dưỡng, độ tươi mới không còn lý tưởng. Hơn nữa, do quãng đường vận chuyển xa, nên thường phải sử dụng chất bảo quản, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái cây.

7. Không nên ăn hoa quả khi bụng rỗng

Mùa hè mọi người ăn rất nhiều dưa hấu. Dưa hấu không nên ăn lúc bụng đói, bởi vì dưa hấu là một loại hoa quả giảm nhiệt rất tốt. Ngoài ra, lượng nước trong hoa quả nhiều, bụng đói ăn dưa hấu sẽ làm cho dịch dạ dày loãng, axít dạ dày cũng theo đó giảm, dễ gây tiêu hóa không tốt, chán ăn, đồng thời còn ảnh hưởng đến nhu động dạ dày, đường ruột.

Trong cà chua có chất phenol kết dính, loại chất này dễ tạo thành cục không hòa tan với acid dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, dạ dày, vì vậy cũng không nên ăn khi bụng đói. Ngoài ra khi bụng rỗng cũng không nên ăn chuối, hồng, vải và mía.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn