1. Bạn có thể hút nọc độc ra khi bị rắn cắn
Thực tế: Nếu vết cắn truyền nọc độc, nó sẽ ngay lập tức xâm nhập vào dòng máu. Để sát miệng vào vết cắn đó sẽ mang vi khuẩn tới vết thương và có thể truyền nọc độc vào miệng và thực quản của bạn. Nếu ai đó bị rắn hay con vật có độc cắn, cố gắng giữ nhịp tim thấp và làm sao để vết cắn nằm thấp hơn so với tim trong khi đưa họ tới bệnh viện.
2. Chất lỏng từ cây xương rồng có thể cứu bạn khỏi chết khát
Thực tế: Nếu bạn đủ kinh nghiệm lựa chọn được một loại xương rồng an toàn để ăn, cách này có thể hiệu quả. Nhưng đa số là, dùng chất lỏng từ xương rồng sẽ khiến bạn khó chịu, buồn nôn và nhanh mất nước, kiệt sức hơn.
Nếu thấy một con vật ăn thứ gì, bạn cũng có thể ăn thứ đó vì nó an toàn.
Thực tế: Một số loại quả mọng và nấm mà các loài chim, sóc ăn lại có thể giết chết con người.
3. Với người bị lạnh cóng, nên xoa bóp hay đặt họ vào bồn nước nóng
Thực tế: Chà xát làn da đang lạnh cóng có thể làm tình trạng tệ thêm và nước nóng dễ gây sốc hay nguy hại cho người đang bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt. Bạn cần làm ấm người một cách từ từ, tốt hơn là dùng chăn và đặt chai nước ấm dưới vùng nách của họ.
4. Khi bị sốt đắp kín chăn
Nhiều người cho rằng, khi bị sốt cần trùm chăn thật kín để cho ra mồ hôi là có thể hạ nhiệt. Kỳ thực làm vậy có 2 tác hại. Thứ nhất, nếu như không ra được mồ hôi, dẫn đến nhiệt độ cơ thể càng cao, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tim mạch và các cơ quan khác, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng tới cả tính mạng. Ở trường hợp thứ hai, nếu như cơ thể toát ra nhiều mồ hôi, làm lượng nước và muối trong cơ thể xuống thấp dễ dẫn đến cơ thể bị suy nhược. Phương pháp chữa bệnh chính xác: Khi bị sốt không nên trùm kín chăn hay mặc nhiều quần áo, mà nên để cơ thể được tự nhiên. Khi nhiệt độ cơ thể dưới 38.5 độ C, có thể dùng nước ấm để làm mát cơ thể, đồng thời cũng liên tục uống một ít nước ấm nhằm bổ sung nước cho cơ thể và uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Luôn bơi song song với bờ nếu bạn bị rơi vào một dòng cuốn xa bờ
Thực tế: Quá khó để có thể đấm trúng vào mũi của một con cá mập đang di chuyển. Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi cá mập tiến tới cắn bạn, cố gắng đặt một vật cứng chắn giữa bạn và con vật này. Nếu không làm được, cố gắng thử cào vào mắt và mang của nó.
6. Khi chảy mảu cam liền ngẩng đầu lên
Khi chảy máu cam mà ngẩng đầu lên sẽ làm cho máu chảy vào đường hô hấp, gây nghẹt thở. Còn nếu bịt mũi lại, rất có khả năng là dịch ở não tủy chảy ra, có thể dẫn đến nhiễm trùng nội sọ. Biện pháp chính xác: Ngồi xuống nghiêng đầu về phía trước, thở bằng miệng. Sau đó dùng hai ngón cái và ngón trỏ miết hai cánh mũi theo hướng ngược về phía sau đầu, ấn 10 phút, cảm thấy đau thì dừng lại. Nếu như máu vẫn không ngừng chảy, lập tức đến ngay bệnh viện.
7. Vỗ lưng khi bị hóc xương cá
Nhiều người khi bị hóc xương cá hoặc bị hóc dị vật thì ra sức vỗ lưng hoặc nuốt một miếng cơm to, hi vọng có thể làm cho dị vật trôi xuống dưới. Thực ra cách làm này rất nguy hiểm, càng làm dị vật mắc vào sâu hơn, thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp chính xác: Trong trường hợp bị mắc dị vật nên áp dụng phương pháp cấp cứu của bác sĩ Henry Heimlich. Đứng sau lưng người bệnh, vòng tay ra ôm chặt vùng eo, một tay giữ nắm đấm ghì chặt giữa phần xương ức và rốn. Tay còn lại ấn thật nhanh theo hướng từ bụng ngược lên trên, hình thành một luồng khí xung, đẩy dị vật cứng trong khí quản văng ra ngoài, cứ như thế làm cho tới khi vật được đẩy ra ngoài thì dừng lại.