7 món đồ tuyệt đối không nên chạm khi vào bệnh viện, đặc biệt lưu ý đến cái số 1

09:07, Thứ sáu 03/05/2019

( PHUNUTODAY ) - Không ai mong muốn mình bị bệnh năng đến mức nhập viện. Tuy nhiên, việc trang bị những kiến thức cần thiết trước khi bước vào bệnh viện có thể giúp chúng ta chăm sóc người thân và bản thân mình tốt hơn. Dưới đây là 7 món đồ tuyệt đối không nên chạm khi vào bệnh viện:

Kim tiêm

Không khó để tìm thấy những chiếc kim tiêm có trong bệnh viện, phòng bệnh. Tuy nhiên, đây lại là vật cực kì nguy hiểm. Bạn không thể biết rằng chúng đã được sử dụng hay chưa, có chứa thuốc gì trong đó nên nếu có lỡ đụng vào sẽ có thể đâm nhầm vào tay, chân gây nguy hiểm.

Tay nắm cửa

7-mon-do-tuyet-doi-khong-nen-cham-khi-vao-benh-vien-cai-thu-4-phai-dac-biet-luu-y-6-1556772958-152-width600height400

Tay nắm cửa cũng là vị trí nguy hiểm nhưng ai cũng phải chạm phải khi tới đây. Đó là lý do vì sao bác sĩ, y tá thường đeo găng tay liên tục. Các nhà nghiên cứu cho biết có tới 30% tay nắm cửa trong bệnh viện chứa MRSA. Để không bị lây bệnh, họ khuyên mọi người nên rửa tay khử trùng trước và sau khi tới bệnh viện.

Rèm quanh giường bệnh

Vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật gây bệnh khác có thể bám vào bất kỳ bề mặt nào. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Infection Control, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 18 tấm rèm che bao quanh giường bệnh trong vòng hai tuần.

Từ lúc mới làm sạch đến sau hai tuần, các tấm rèm này đã chứa đầy khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh Staphylococcus aureus (MRSA). Nó có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, từ nhiễm trùng da đến viêm phổi, viêm tủy xương,

Tay vịn trên giường bệnh

Vi khuẩn gây bệnh có thể sống nhiều tuần trên thép không gỉ và các bề mặt cứng khác trong bệnh viện. MRSA có thể sống trên đó đến một năm, trong khi những vi khuẩn như Clostridium difficile gây tiêu chảy có thể sống đến vài tháng.

660x380_nhung-vat-dung-quen-thuoc-hang-ngay-la-cho-chua-nhieu-vi-khuan-nhat-20180913200159-1440

Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều thường xuyên chạm vào tay vịn trên giường bệnh nên đó trở thành nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Vì vậy, mọi người khi nuôi bệnh người thân hãy lau tay vịn bằng nước khử trùng hằng ngày.

Nút bấm thang máy

Bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện và nhiều người khác thường xuyên sử dụng thang máy. Do đó, bất kỳ vi khuẩn gây bệnh nào họ tiếp xúc ở rèm cửa hay tay vịn giường đều có thể lây nhiễm sang các nút bấm thang máy.Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Antimicrobial Resistance & Infection Control, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 48 nút bấm thang máy khác nhau. Họ phát hiện 1/3 số đó xuất hiện khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA.

Ngoài ra, các nút thang máy này còn có vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy và Acinetobacter gây viêm phổi, viêm màng não, theo Reader’s Digest.Nút bấm thang máy là một trong những nơi ít được vệ sinh trong bệnh viện. Chúng thường không được vệ sinh hay khử trùng đúng mức nên có rất nhiều vi khuẩn trên đó.

Cách phòng ngừa tốt nhất là nên rửa tay sau khi chạm vào hoặc sử dụng khăn giấy hay khăn ăn để ấn nút khi dùng thang máy, các chuyên gia khuyến cáo.

Khay thức ăn

Nghe thì có vẻ lạ nhưng theo nghiên cứu, khay thức ăn của bệnh viện lại chứa rất nhiều vi khuẩn. Theo đó, đã có khoảng 90.000 người chết do căn bệnh “nhiễm trùng bệnh viện”. Khay thức ăn là vật dùng chung, có biết bao nhiêu người đã chạm vào, rơi rớt thức ăn ra. Do đó, việc lây nhiễm vi khuẩn độc hại từ đây là chuyện dễ hiểu.

Vòi rửa tay

Phòng vệ sinh ở bệnh viện nổi tiếng là bẩn, do đó, vòi rửa tay ở đây cũng không hề sạch chút nào. Nó đích thực là một mầm bệnh vì tay cầm vòi nước sẽ truyền vi khuẩn từ người này sang người khác hàng ngày, hàng giờ. Tốt hơn hết, hãy dùng dung dịch rửa tay khô và khăn giấy khi cần.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Mộc