Ngày Nguyệt Kỵ là gì?
Theo quan niệm từ thời xưa, từ dân gian truyền lại, ngoài chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện đại sự. Người ta còn tránh những ngày xấu như ngày Dương công kỵ nhật, ngày Tam Nương,... Bởi những ngày được cho là xấu do âm dương xung khắc, không có sự hài hoà về thiên can địa chi và ngũ hành. Do âm dương không thuận nên sinh khí cũng không lành nên người ta tránh những ngày này để thực hiện những sự kiện quan trọng. Chẳng hạn như cưới xin, động thổ, làm nhà,... Trong đó, ngày Nguyệt Kỵ cũng là những ngày theo quan niệm dân gian là cần tránh.
Ngày Nguyệt Kỵ là ngày nào?
Từ xa xưa, mọi người thường quan niệm "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Do đó, khi làm bất cứ chuyện gì lớn, quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, khai trương,.. mọi người đều xem ngày, chọn ngày tốt. Trong số những ngày mà mọi người tránh không làm việc lớn đó có ngày Nguyệt Kỵ.
Một năm có mười hai tháng, và mỗi tháng đều có ba ngày được coi là ngày Nguyệt Kỵ. Đó là những ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23.
Theo quan niệm từ xưa, trong mỗi tháng luôn có 3 ngày mà cộng vào bằng 5 đó là ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Thời xưa thường gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, vất vả, mất việc, mất tiền, mất công, mất sức.
Và có một điều đặc biệt đó là ngày Nguyệt Kỵ cũng chính là ngày Tam Nương. Ngày Nguyệt Kỵ đó là theo quan điểm của người phương Tây. Còn ngày Tam Nương là theo quan điểm của người phương Đông.
Để tra cứu thêm nhiều thông tin như lịch vạn niên, lịch âm, lịch dương giờ tốt, giờ xấu, sao tốt, sao xấu trong ngày Nguyệt Kỵ, bạn có thể truy cập vào ứng dụng lịch vạn sự của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra, ở đây bạn cũng có thể tra cứu thêm ngày Nguyệt Kỵ là ngày nào khi chuyển từ âm sang dương của những năm tiếp theo.
Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian
Theo sử sách Trung Quốc, ngày Nguyệt Kỵ ở đây là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiện. Số 9 là cửu cung.
Nếu đếm từ số 1 đến số 5 thì chúng ta nhập số năm vào làm Trung cung. Rồi cộng số 5 với số 9 ta được 14 cũng nhập số đó vào Trung cung. Sau đó, lại lấy số 14 cộng với số 9 thì bằng 23, rồi lại nhập 23 vào Trung cung. Như vậy cả ba lần nhập các số 5, 14, 23 đều nhập vào Trung cung cho nên những ngày này đều được coi là ngày Nguyệt Kỵ.
Và ngày này cũng được coi là ngày "con nước". Đó là ngày mà có triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Do đó, mà ngày này thường đem lại xui xẻo cho những người đi xa, đi tàu bè. Cho nên, mọi người cho nó là ngày rất xấu và không dám làm các việc lớn vào ngày này.
Câu chuyện về ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian xưa
Ngày xưa,nhà vua thường xa giá đi kinh lý hoặc tuần tra khắp kinh thành. Trong ba lần đi của mỗi tháng thì chu kỳ của mỗi lần đi cách nhau 9 ngày. Ngôi vua được biểu hiện bằng số 5 nên nhà vua lấy ngày mùng 5 là ngày đi lần đầu tiên. rồi theo chu kì cách nhau 9 ngày thì ngày 14 là ngày đi lần thứ hai. Và ngày 23 là ngày đi lần thứ ba.
Theo tục lệ ngày xưa của người Trung Quốc thì người dân không được quyền trông thấy mặt vua. Thậm chí tục lệ này còn áp dụng các quan trong triều đình cho nên đến cả những vị quan này cũng không thấy được mặt vua. Vì mỗi lần chầu đều phủ phục trong sân rộng cách xa chỗ vua ngồi mấy mươi mét, cúi đầu không dám ngước mặt lên. Chỉ có những cận thần và cận vệ mới được đối diện với vua mà thôi.
Do tục lệ này mà mỗi lần vua đi kinh lý hay đi tuần tra khắp khung thành thì thần dân đều được lệnh phải đóng cửa ở trong nhà. Hay cũng không được lén dòm ngó hoặc lảng vảng ngoài đường nơi xa giá đi qua. Nếu không tuân lệnh mà rủi ro bị quan, quân lính gặp ở đường thì sẽ bị chém đầu. Do đó, mọi người truyền nhau phải kiêng kỵ ba ngày này để tránh sự xui xẻo gặp lúc vua đi mà gánh lấy tai họa. Rồi dần dần về sau, do nó đã ăn sau vào ý thức của mọi người mà ba ngày trên trở thành ngày Nguyệt Kỵ và rất xấu.
Những điều kiêng kỵ ngày Nguyệt Kỵ
Trong một tháng luôn có 3 ngày Nguyệt Kỵ. Nó rơi vào các ngày mùng 5, ngày 14, ngày 23 âm lịch. Theo dân gian, đây là những ngày rất xấu. Và khoa học cũng đã chỉ ra vào ngày này cũng không tốt. Mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Năng lượng dao động làm con người bị ảnh hưởng không nhỏ. Nếu thời tiết tốt thì làm cho cơ thể khỏe mạnh, trí não hưng phấn và là tiền đề cho mọi việc trôi trảy, đạt hiệu quả cao. Còn nếu thời tiết xấu làm cho mọi người khó chịu, cơ thể mất cân bằng, làm mọi việc kém minh mẫn và hiệu quả.
Do đó vào những ngày này, chúng ta cũng nên tránh một số việc sau:
Không nên khởi sự việc lớn
Vào ngày Nguyệt Kỵ, không nên tiến hành những việc mang tính chất trọng đại như cưới hỏi, động thổ, xây nhà, xuất hành xa hoặc ra khơi,... Khi tiến hành đại sự trong những ngày dòng khí mất cân bằng, dễ gặp nhiều khó khăn, mọi việc không như ý. Đặc biệt với những người đi thuyền, con nước lên thì càng cần cân nhắc kỹ lưỡng các việc ra khơi, du lịch bằng tàu bè.
Thận trọng khi du lịch vùng sông nước, biển lớn và các hoạt động đường thuỷ
Ngày Nguyệt Kỵ là ngày "con nước lên". Hoạt động của thuỷ triều có nhiều diễn biến khó lường. Bởi vậy, các hoạt động đường thuỷ, du lịch hoặc đánh cá cần được suy tính cẩn trọng và đưa ra các biện pháp an toàn.
Ngày Nguyệt Kỵ hoá giải như thế nào?
Mặc dù hiện nay, nhiều người không quá coi trọng tính chất của ngày Nguyệt Kỵ và vẫn quyết định các việc trọng đại. Chẳng hạn, xây nhà, động thổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Cưới hỏi cũng vậy.
Tuy nhiên, không chỉ là quan niệm dân gian mà dưới góc nhìn khoa học, vào những ngày Nguyệt Kỵ, thời tiết đều ảnh hưởng đến các quyết định của con người.
Bởi vậy, tốt nhất là nên tránh khởi sự việc trọng đại vào các ngày Nguyệt Kỵ. Nếu bắt buộc vẫn phải thực hiện thì cần quan sát thời điểm và chọn khung giờ tốt với người thực hiện để tiến hành. Qua đó, có thể giảm dữ tìm lành, mọi việc được thuận lợi hơn.
(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)