Lúc ở đỉnh cao của danh vọng sự nghiệp chẳng mấy ai lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao, chỉ biết hưởng thụ cho bản thân thật nhiều, từ lòng tham và ích kỉ đó ta đã gieo rắc bao nhiêu điều tội lỗi cho cuộc đời.
Đến khi quả trổ, nghiệp đổ, thì mới giật mình hoảng loạn. Nhưng cũng đành chịu vì phước đã cạn rồi, dù tìm trăm phương ngàn kế cũng đều thất bại.
Hiểu được điều này thì mỗi ngày phải gắng chắt chiu bòn từng chút phước báo. Đến lúc khó khăn ập đến, chắc chắn có thể tự tại bước qua, sáng suốt để tìm ra con đường giúp mình vượt qua nghịch cảnh.
Đừng nghĩ làm phước là phải đem tiền ra. Có rất nhiều cách để cho đi, một lời nói chân thành, một hành động tử tế, một ánh mắt từ bi và một tấm lòng không hại ai đã là quý rồi.
1. Tích phước từ lời nói
Lời nói cần phải thể hiện sự khoan dung độ lượng đối với người khác.
Nếu đó là lời nói thẳng để góp ý cho người khác: Có thể chuyển sang cách “nói vòng, nói giảm, nói tránh” một chút.
Lời nói phê bình người khác: Trước khi nói hãy chú ý cân nhắc đến lòng tự tôn của người nghe.
Một lời khen ngợi đúng lúc có giá trị ngàn vàng.
2. Tích phước từ việc tôn trọng mọi người
Không thành thật sẽ khó tồn tại, người giả dối tất sẽ không có bạn chân thành.
Luôn lấy chân thành – uy tín làm gốc, coi trọng 2 chữ thành – tín trong mọi mối quan hệ. Dùng thành – tín thu phục người khác, sẽ dễ đạt được thành công.
Một người nếu như mất đi sự chân thật thì làm việc gì cũng khó.
3. Tích phước từ việc biết ơn người
Biết ơn là một cách ngợi ca cuộc đời. Trong cuộc sống, lời cảm ơn kịp thời sẽ khiến mọi người gắn kết với nhau hơn.
Không chỉ cần biết ơn với những người đã giúp mình, chúng ta cần phải biết ơn những đối thủ của mình vì đã giúp mình nhận ra nhiều điều.
4. Tích phước từ sự chung thủy
Phàm là vợ chồng, nên sống chung thủy, không ngoại tình, không phá vỡ một mối quan hệ hôn nhân. Nếu ta không làm vậy thì về sau bản thân ta và con cháu sẽ nhận quả đau khổ.
5. Tích phước từ sự tín nhiệm người khác
Người có tính đa nghi, hay xét nét thì khó có người bạn chân thành.
Một người được người khác tin tưởng, tín nhiệm là một loại hạnh phúc. Thế nên, hãy chủ động tin tưởng, tín nhiệm người khác để tạo ra những hạt giống tốt. Người có bao nhiêu tín nhiệm cho người khác thì sẽ có bấy nhiêu cơ hội thành công.
Người xưa nói: “Đã nghi ngờ người thì không kết giao, đã kết giao thì không nên nghi ngờ người.”
6. Tích phước từ việc cứu người
Khi gặp người bị nạn, gặp khó khăn, rơi đồ xuống đường, nên đến giúp đỡ, đừng bỏ đi bởi vì như thế chúng ta đã vô tình gieo dấu ấn xấu trong tâm thức.
Tích phước từ việc giúp đỡ người khác
Nhìn thấy những đoạn đường, đoạn cầu hư, lở…nếu có điều kiện, chúng ta nên mở lòng xây cầu, đắp đường để cho nhiều người đi qua được bình an.
7. Tích phước từ tính cách khiêm nhường
Người xưa nói: Người kiêu căng ngạo mạn, thích thể hiện tài năng thì đi đâu cũng có kẻ địch. Tránh khoe khoang tài năng của mình mọi lúc mọi nơi. Buông bỏ kiêu căng, giảm bớt tự kỷ. Không nên ở trước mặt người đang thất ý mà đàm luận về đắc ý của mình. Làm người, trước là đừng khoa trương tùy tiện, sau đừng đắc ý, nên khiêm nhượng một chút.
8. Tích phước từ việc hiểu người khác
Mọi người, ai cũng mong muốn người khác thấu hiểu và ghi nhận mình.
Hiểu người khác cũng chính là một cách đem lại lợi ích cho người khác.
Hãy đặt mình vào vị trí của người khác để ta biết thấu cảm.
9. Tích phước từ việc khen ngợi người khác
Học cách ca ngợi, hào phóng cho đi lời khen, vỗ tay tán thưởng người khác.
Mỗi người đều cần “tiếng vỗ tay” của người khác bởi vì điều đó mang lại cảm giác hạnh phúc và sự ghi nhận cho họ. Mà làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc cũng là tích lũy phước báu cho mình.
Ủng hộ, khen ngợi người khác là điều cần có ở mỗi người.
Khen ngợi người khác cũng là một cách “tích phước”
Đừng nên tính toán, ích kỷ với những lời khen, bởi bạn càng khen ngợi, ngưỡng mộ người khác, bạn càng sở hữu hạt giống của sự thành công.
Trao đi lời khen cho người khác kỳ thực là cho chính bản thân mình.