9 dấu hiệu hôn nhân đang đi vào ngõ cụt, đặc biệt số 7 sớm muộn cũng tan vỡ

( PHUNUTODAY ) - Không còn mục tiêu chung, không còn những chủ đề chung hay ngủ riêng… là những dấu hiệu cho thấy hôn nhân sắp đến hồi kết.

Dùng sự im lặng làm vũ khí

Sau mỗi cuộc tranh cãi, dành không gian yên tĩnh cho đối phương nguôi giận là động thái rất thông minh. Chuyến du lịch một mình hoặc thỏa thuận không nói chuyện cho đến khi cả hai kiểm soát được cảm xúc sẽ hữu ích.

Tuy nhiên, nếu bạn đời giữ thói quen im lặng nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày thì họ đang khiến mối quan hệ vợ chồng thêm xấu đi. Động thái này chứng tỏ vợ hoặc chồng đang muốn áp đặt, trừng phạt đối phương.

images (5)

Không còn mục tiêu chung

Khi mối quan hệ giữa hai người nồng ấm nhất, "anh" và "em" sẽ trở thành "chúng ta". Khi đã nói "chúng ta" thì cả hai đều có mục tiêu chung cho tương lai, chẳng hạn như mua nhà, xe hơi và sinh đẻ con cái.

Vì mục tiêu này, sự hợp tác giữa hai người trở nên thiết thực nhưng cũng rất dễ chịu. Họ hỗ trợ nhau hoàn hảo nhất trong khả năng của mình, còn khi không đủ khả năng sẽ làm mọi cách bù đắp thiếu sót cho nhau. Với hai người cùng mục tiêu, giữa họ luôn có trạng thái giao tiếp tốt. Tình yêu đã gắn kết hai người, nhưng chính sự cố gắng không ngừng mới làm nên thành công cho hôn nhân.

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng là do mục tiêu sống của hai người không giống nhau. Những gì bạn muốn nhưng bạn đời cố gắng chống lại hay những gì nửa kia tha thiết lại là thứ bạn muốn vứt bỏ... Chính suy nghĩ trái ngược đã tạo ra khoảng cách ngày càng lớn trong mối quan hệ vợ chồng.

images (6)

Không còn chủ đề chung

Một cặp đôi khi yêu luôn có nhiều lời muốn nói. Gọi điện và nhắn tin dường như là những việc quan trọng nhất trong ngày, dù có thể 90% các chủ đề đều vô nghĩa. Nhưng những điều này lại chứa đựng yêu thương.

Chu Sinh Hào là dịch giả nổi tiếng người Trung Quốc được mệnh danh "Người viết nhiều lời yêu thương nhất". Những bức thư ông viết cho vợ luôn mở đầu bằng câu: "Thức dậy và yêu em thật nhiều". Cuối thư, dịch giả này không quên khẳng định: "Anh yêu em, anh nhớ em". Có thể với nhiều cặp vợ chồng, việc viết thư như thế này quá cầu kỳ, nhưng họ có thể trao cho nhau tình yêu bằng ánh mắt hay trò chuyện thường xuyên để hâm nóng tình cảm.

Tình yêu rạn nứt khi cả hai đều có cảm giác thờ ơ với đối phương bởi không biết nói với nhau chuyện gì. Hai người không còn chủ đề, dù rất cố gắng và kiên nhẫn nhưng nhiều lúc một trong hai phát hiện họ đang nói chuyện một mình. Nhiều cặp vợ chồng đã không thể cùng nhau đi đến đích vì không biết lắng nghe và thấu hiểu. Xung đột chắc chắn sẽ xảy ra trong hôn nhân, nhưng với sự giao tiếp đúng mực và thường xuyên, mọi vấn đề đều có thể giải quyết.

images (7)

Không còn câu hỏi nào nữa

"Em ở đâu và khi nào về nhà?". Nếu có người hỏi về nơi ở hay suy nghĩ của bạn, điều đó có nghĩa người đó vẫn quan tâm và cố duy trì quan hệ tình cảm. Một khi đã mất hứng thú về nửa kia, bạn không muốn quan tâm đến đối phương và tiếp tục xây dựng mối quan hệ này nữa.

Chúng ta thường hỏi han bạn đời về tình trạng của họ, không cần phải quá thường xuyên nhưng cũng không thể thiếu. Một khi không còn muốn nghe chia sẻ của nhau, cũng giống việc cả hai đang muốn tìm đến những điều mới mẻ hơn.

Khi hai người không còn câu hỏi chung, ngay cả khi bạn đang nói chuyện trước mặt, đối phương cũng không muốn nghe bởi họ không muốn tham gia vào cuộc sống, cũng như không còn hứng thú đến bất kì việc gì của bạn nữa.

Dễ cãi vã dù chẳng vì điều gì to tát

Thuở tình cảm còn mặn nồng, "anh" và "em" sẽ trở thành "chúng ta". Chúng ta có chung mục tiêu trong cuộc sống, là sinh con, mua nhà, phấn đấu để chúng ta của hôm nay tốt hơn chúng ta của hôm qua.

Bất đồng có thể xuất hiện, cãi vã cũng chẳng ít. Đó là điều hoàn toàn dễ thấy khi hai cá thể riêng biệt chung sống dưới một mái nhà. Chẳng phải tự nhiên mà người xưa lại bảo thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. Chỉ cần nhìn chung một hướng, phấn đấu chung một mục tiêu, khác biệt nào rồi cũng sẽ nhạt nhòa.

Nếu chẳng còn thuận lòng nữa, một hạt cơm vãi, một giỏ đồ chưa phơi hay thậm chí một lần hắt hơi cũng có thể khiến vợ chồng to tiếng, cãi nhau ngày này qua tháng khác. Những điều nhỏ nhặt đến mức tầm thường dần trở thành mồi lửa phóng hỏa đốt cả cuộc hôn nhân. Đó là lúc hai người không còn muốn phấn đấu cho bất kỳ mục tiêu chung nào nữa.

Không còn muốn trò chuyện, lắng nghe nhau

Đừng nghĩ rằng cứ phải cãi nhau to mới là tình trạng đáng lo. Chiến tranh lạnh thậm chí còn đáng sợ hơn nhiều. Chẳng còn những lần tâm sự, chồng kể vợ nghe chuyện công việc, vợ tỉ tê bày tỏ em muốn mua thứ này, thứ kia cho mình, cho con hoặc cho chúng ta.

Những cuộc trò chuyện tưởng chừng bâng quơ, trớt quớt thưa thớt dần. Bạn nghĩ rằng những mẩu chuyện đó là "nhảm nhí", không có cũng chẳng sao. Nhưng chẳng phải chúng ta chung sống với nhau, một phần vì muốn có người lắng nghe, tâm tình chuyện lớn chuyện nhỏ trong cuộc sống hay sao?

Việc ai người ấy lo, thích gì cũng tự sắm, khoảng cách vô hình giữa hai người dần lớn lên. Kết cục, chẳng cần nói thêm, có lẽ bạn cũng tự hiểu được rồi.

Không còn ngủ chung giường

Lúc yêu, hai người không thấy mệt mỏi khi nhìn thấy nhau và mong được gần gũi nhau mỗi ngày. Yêu một người thực sự hay không, cơ thể bạn sẽ chẳng thể nói dối.

Nếu ngay cả nhìn đối phương cũng khiến bạn chán nản, ngán ngẩm thì đừng nói đến việc ngủ chung giường. Nếu một trong hai người khăng khăng ngủ một mình, mặc kệ bạn đời thì mối quan hệ đã xuống đến mức "đóng băng". Có câu vợ chồng cãi nhau ở đầu giường, làm hòa cuối giường. Chỉ cần cả hai không ngủ riêng, mâu thuẫn sẽ được giải quyết.

Còn khi ngủ riêng, không biết đến bao giờ vợ chồng mới làm hòa với nhau. Thế nên vợ chồng muốn hôn nhân hạnh phúc, tuyệt đối đừng ngủ riêng sau khi đã cãi nhau. Khi giao tiếp thể xác không còn, bạn sẽ cảm thấy người kia ngày càng xa mình, bởi vậy sẽ chẳng có thêm "sức đề kháng" để duy trì mối quan hệ này nữa.

Giữ hết tiền

Trong một gia đình, không có gì lạ khi một người nắm giữ và quyết định tài chính nhiều hơn người còn lại. Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng độc quyền nắm giữ mọi chi tiêu thì sớm muộn gì hôn nhân cũng tan vỡ. Dấu hiệu độc hại điển hình là người ấy luôn dè sẻn trong các khoản chi, thậm chí họ còn không đưa cho bạn bất cứ đồng nào để chi tiêu cho gia đình.

Bạn đời luôn đổ lỗi

Trong một mối quan hệ lành mạnh và tích cực, cả hai sẽ nhận trách nhiệm khi mắc lỗi. Còn hôn nhân không như mong muốn, thiếu hạnh phúc là khi có một người liên tục đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm cho hành động của mình.

Theo:  xevathethao.vn copy link