9 mẹo chữa hôi miệng hiệu quả, dễ thực hiện: Có mùi hơi thở lâu năm cũng khỏi

( PHUNUTODAY ) - Bạn có thể thoát khỏi nỗi ám ảnh về mùi hơi thở bằng cách áp dụng các mẹo chữa hôi miệng đơn giản, hiệu quả dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

Hơi thở có mùi khó chịu thường được cho là do các hợp chất lưu quỳnh bay hơi. Điều này không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống khi giao tiếp với mọi người.

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn khắc phục được căn bệnh này. Thường nguyên nhân dẫn đến hôi miệng được cho là do các yếu tố:

+ Hôi miệng tạm thời

Khô miệng

Mùi hôi miệng có liên quan trực tiếp đến sự suy giảm của tuyến nước bọt trong khoang miệng. Nếu thiếu nước do ăn uống hay dùng các loại thuốc điều trị gây nên sự mất nước sẽ dễ làm miệng khô đi, xuất hiện mùi hôi tạm thời.

images

Hơi thở hôi vào buổi sớm

Sau khi ngủ dậy, đa phần ai cũng sẽ gặp phải tình trạng cơ thể có mùi hôi ở nhiều mức độ khác nhau. Hiện tượng này là bình thường do miệng bị khô trong nhiều giờ khi ngủ gây nên.

Sử dụng thực phẩm

Khi sử dụng thực phẩm có chứa hóa chất có khả năng đi vào trong máu như tỏi, thức ăn cay, đồ uống chứa cồn… sẽ làm hơi thở của những người này bị hôi miệng .

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây nên mùi hôi, vì hoạt chất trong thuốc lá sẽ vào trong hơi thở bay ra ngoài. Hơn nữa, việc nghiện thuốc lá sẽ làm cho bệnh viêm nướu tiến triển, nguyên nhân hàng đầu gây ố vàng răng.

Nguyên nhân hôi miệng do bệnh lý

Bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng hay áp xe răng đều là nguyên nhân trực tiếp làm cho miệng có mùi hôi.

Việc sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị hay các loại thuốc chống ung thư,… cũng gây nên hôi miệng khó điều trị hết hoàn toàn.

Bệnh tiểu đường, các bệnh lý về gan, thận,… cũng có thể gây hôi miệng do sự phân hủy của mỡ trong cơ thể.

Các bệnh về xương như viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, bệnh ác tính khác cũng là nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu.

Việc dùng các khí cụ chỉnh nha, niềng răng hay răng giả tháo lắp.. rất dễ bị vướng thức ăn, tồn đọng các mảng bám gây hôi miệng.

Cao răng hay việc tồn tại các lớp cặn lưỡi cũng gây ra bệnh hôi miệng.

Cách trị hôi miệng

mach-nho-3-cong-thuc-dac-tri-hoi-mieng-tu-1-qua-chanh-chua-den-2-ngan-dong-4-1484043316-width500height340

Lá bạc hà

Lá bạc hà có tính mát và nổi tiếng với hương vị thơm mát đặc trưng, có tính khử mùi và kháng khuẩn rất cao.

Cách thực hiện:

Chỉ cần giã lá bạc hà tươi ra lấy nước. Hòa nước này với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 để súc miệng hàng ngày. Nếu có thể ăn sống được lá bạc hà sẽ có công dụng tốt hơn.

Chanh tươi

Chanh có tính sát khuẩn và có vị thanh nên khử mùi rất tốt. Sau khi đưa vào miệng, những tính chất có trong chanh khử đi mùi hôi trong miệng rất nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Dùng vỏ chanh đã được rửa sạch nhai thật kỹ và nuốt. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ đem đến cho bạn hơi thở thơm mát và rất dễ chịu.

– Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc hải răng 2 lần mỗi ngày. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ mất dần đi.

Mật ong

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Có thể pha mật ong với nước và chanh hoặc bột quế rồi dùng súc miệng nhiều lần trong ngày, chứng hôi miệng sẽ giảm đáng kể.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng sát trùng, kháng khuẩn hiệu quả. Việc sử dụng nó hằng ngày không chỉ giúp trị hôi miệng nhanh chóng mà còn giúp cải thiện các bệnh về răng lợi. Nên pha nước muối đậm vừa phải (không quá nhạt, cũng không quá mặn), dùng hỗn hợp này để ngậm và súc miệng ngày 2 lần.

Bạn cũng có thể súc miệng bằng muối Epsom (magie sulphat), chất có đặc tính kháng khuẩn, loại bỏ mùi hôi ở miệng. Pha một thìa cà phê muối Epsom với 100 ml nước ấm, dùng súc miệng sau khi đánh răng.

Đánh răng bằng baking soda

Baking soda có tính chất tẩy trắng, đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ chứng hôi miệng. Hòa một lượng baking soda vào nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, dùng để đánh răng. Mẹo chữa hôi miệng này không chỉ giúp hơi thở thơm tho mà còn giúp răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng 1 – 2 lần mỗi tuần vì nếu làm nhiều sẽ bào mòn men răng.

Dùng nước chè xanh

Nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, trà xanh cực kỳ hữu dụng trong việc chữa trị các bệnh về răng miệng như hôi miệng, viêm lợi, sâu răng…

Mẹo chữa hôi miệng bằng chè xanh: Đun lá chè với nước, dùng uống và súc miệng thường xuyên trong ngày. Nước chè càng đặc càng có tác dụng diệt khuẩn cao, tuy nhiên chỉ nên dùng súc miệng chứ không nên uống nhiều vì dễ bị say.

Dùng lá ổi

Theo Đông y, lá ổi vị đắng tính ấm, có công dụng giải độc. Khoa học hiện đại chứng minh, lá ổi non có 7-10% là tanin - chất kháng khuẩn đem lại hiệu quả cao trong việc trị hôi miệng. Ngoài chất tanin, lá ổi còn chứa oxalic, phosphoric có tác dụng làm trắng răng, loại sạch mảng bám và khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Lá và ngọn non lá ổi rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi, đổ thêm nước đun sôi, cho vào một thìa muối rồi khuấy đều. Dùng nước này súc miệng hằng ngày, sẽ thấy mùi hôi miệng cải thiện đáng kể.

Giấm táo

Giấm táo là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên. Trong giấm táo chứa nhiều thành phần rất tốt như: Axit amin, axit axetic, các vitamin và khoáng chất. Nhờ chứa nhiều axit và các khoáng chất nên giấm táo có tác dụng khử trùng cao và tốt cho sức khỏe răng miệng.

Để trị hôi miệng tại nhà với giấm táo bạn thực hiện bằng cách pha loãng giấm táo với nước rồi dùng để súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn gây hôi miệng phát triển. Làm ấm một thìa canh dầu dừa nguyên chất; nhúng bàn chải mềm vào dầu dừa rồi chà lên các mặt của răng, chải kỹ những vị trí khẽ răng, sau đó súc miệng lại bằng với nước sạch. Có thể thay bàn chải bằng vỏ bưởi, vỏ chanh.

Bạn có thể làm tương tự với dầu mè (dầu vừng).

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link