Khoai lang
Cũng giống như hành tây, các loại củ phần lớn được cho là an toàn với người sử dụng
Măng tây
Lợi ích của măng tây không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp kiểm soát tiểu đường, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngừa ung thư. Nếu chăm ăn thường xuyên thì nó còn hỗ trợ giảm cân nhanh vì gần như không chứa calo. Vào những lần "đèn đỏ", chị em có thể dùng như một phương thuốc giảm chướng bụng.
Bên cạnh đó, trong măng tây còn chứa một loại enzyme đặc biệt, giúp nó tự loại bỏ các loại thuốc trừ sâu mà con người phun vào. Các nhà khoa học giải thích, đây chính là lý do mà hầu như măng tây đều chứa rất ít hóa chất độc hại, thậm chí là sạch 100%. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon như măng tây xào tôm, thịt xông khói cuộn măng tây hoặc làm salad, súp… đều tốt.
Đậu Hà Lan
Đây là một trong những loại đậu lành mạnh, có hàm lượng chất béo thấp và giàu chất xơ nên được nhiều người lựa chọn trong thực đơn giảm cân. Chưa hết, đậu Hà Lan còn giảm bớt tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ngừa chuột rút và đau bụng kinh cho phụ nữ. Nó cũng chứa coumestrol giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Một trong những điểm mạnh của đậu Hà Lan chính là có lớp vỏ dày bên ngoài. Chúng không những bảo vệ hạt đậu khỏi không khí mà còn ngăn thuốc trừ sâu xâm nhập vào. Bạn chỉ cần về tách vỏ lấy đậu là có thể ăn được ngay, không phải lo ngâm rửa quá kỹ như những thực phẩm khác.
Đu đủ
Đu đủ là loại thực phẩm nhiệt đới luôn có mặt trong mâm cơm của người Việt. Chúng có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Bên cạnh đó, đu đủ chứa rất ít đường và calo nên phù hợp cho những đối tượng béo phì, thừa cân tăng cường dinh dưỡng mà không lo mập lên. Nên ăn đu đủ như một món tráng miệng hoặc làm món sinh tố xay cùng chuối để tăng cường dưỡng chất nạp vào.
Cũng giống như đậu Hà Lan, lớp vỏ dày của đu đủ sẽ ngăn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu xâm nhập vào gây hại. Chưa kể loại trái cây này cũng dễ trồng, dễ ra quả nên rất nhiều nơi chẳng cần phải phun thuốc làm gì. Chị em cứ yên tâm mua về ăn nhưng nhớ rửa sạch vỏ rồi hẵng cắt ra.
Ngô (bắp)
Một hạt ngô chứa rất nhiều Beta-cryptoxanthin - một chất chống lại oxy hoá và ngừa ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu, chất này có thể giảm đến 27% nguy cơ gây ung thư phổi và ung thư vú ở phụ nữ.
Có lẽ rất nhiều người thấy khó chịu khi phải bóc từng lớp vỏ dày lúc ăn ngô. Nhưng thực tế, chúng lại là "lớp giáp" bảo vệ ngô khỏi những tác động từ môi trường, trong đó có thuốc trừ sâu và hóa chất gây hại. Ngô rất tốt với sức khỏe nên bạn hãy tích cực bổ sung thêm, có thể ăn nguyên chất hoặc chế biến thành những món ngon khác như chè ngô hay sữa ngô…
Hành tây
Thông thường, nông dân chỉ phun thuốc trừ sâu trên phần thân và lá cây, nhờ đó mà dư lượng thuốc trừ sâu ở phần củ sẽ ít hơn. Hành tây có hăng, cay nên cũng ít bị sâu bệnh tấn công nên cũng ít phải phun thuốc trừ sâu. Thêm nữa, hành tây sau khi thu hoạch thường được để nhiều ngày nên dư lượng thuốc nếu có trong đó cũng giảm đi đáng kể.
Nấm
Là một trong những loại thực phẩm có ít thuốc trừ sâu nhất được EWG khuyến cáo.
Dứa
Vỏ của quả dứa không những dày mà còn cứng đã hấp thụ hầu hết các loại thuốc trừ sâu được sử dụng để trồng trọt mà không làm ảnh hưởng tới lớp thịt.
Bưởi
Thuốc bảo vệ thực vật rất khó để ngấm được qua lớp vỏ cực dày của quả bưởi. Đây cũng là loại quả để lâu mà không hỏng nên không cần dùng đến chất bảo quản để giữ tươi.
Rửa sạch là phương pháp phổ biến nhất tuy nó chỉ có thể giảm thiếu được lượng thuốc trừ sâu trên củ, quả, vì vậy hãy gọt vỏ để giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể.
Tất cả các loại rau quả tươi, có hay không phun thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt, đều cần được rửa dưới vòi nước chảy để gột sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại. Riêng đối với các loại rau, củ thường tồn dư nhiều thuốc trừ sâu như: Táo, dưa chuột, ớt chuông, khoai tây, rau chân vịt, cần tây... thì theo các chuyên gia, tốt nhất là nên chọn loại được trồng hữu cơ.