Ai cũng có thể thành F0: BS nhắc nhở đừng tích trữ 3 nhóm thuốc, 9 thứ thiết yếu cần chuẩn bị

( PHUNUTODAY ) - Có một số loại thuốc mọi người tự mua về dự trữ nhưng sẽ không cần dùng đến nếu không may trở thành F0.

Theo TS.BS Hoàng Thanh Tuấn, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y, việc tự ý chuẩn bị thuốc men như vậy không phải loại nào cũng cần thiết. Thực tế có một số loại thuốc mọi người tự mua về dự trữ nhưng sẽ không cần dùng đến nếu không may trở thành F0.

Nhóm các thuốc không nên dự phòng nhưng nhiều người đang mách nhau tích trữ

Đây là chia sẻ của bác sĩ Tuấn khi nhắc tới việc nhiều người tự ý chuẩn bị thuốc trị 'cô vít' nhưng không theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. “Người dân không tự mua và dùng thuốc để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm”, TS.BS Tuấn khuyến cáo.

Theo chuyên gia này, việc nhiều người tự ý mua, uống thuốc không theo hướng dẫn khuyến cáo của các bác sĩ sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

unnamed (1)

TS.BS Tuấn cũng đưa ra lời khuyên cho mọi người khi trở thành F1 hoặc F0. Theo đó, 3 nhóm thuốc mà F1 hoặc F0 không nên dự trữ và tự điều trị, bao gồm: Kháng sinh, kháng viêm và kháng virus

“Mọi điều trị, chỉ định của bác sĩ cần cá thể hoá và phù hợp với từng người bệnh, nên mọi người hết sức lưu ý không tự tiện mua và dùng thuốc sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm”, Bác sĩ Tuấn chia sẻ.

Các loại thuốc và trang bị vật tư cần dự phòng để đảm bảo cách ly và tự điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ Tuấn như sau:

- Các thuốc hạ sốt: Panadol, Efferalgan…

- Nhóm các thuốc trị tiêu chảy.

- Nhóm các thuốc trị ho.

- Các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần).

- Các loại thuốc xịt mũi.

- Vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho

- Cồn sát trùng.

- Nước súc miệng.

- Nước uống thông thường, nước bù điện giải: Nhóm này rất quan trọng khi bị sốt và đặc biệt khi là F0. Bởi vì việc bổ sung đủ nước sẽ giúp duy trì sự ổn định của niêm mạc mũi, giảm kích ứng khó chịu khi ho, hắt hơi hay thậm chí là thở. Độ ẩm này sẽ giữ cho bề mặt niêm mạc dễ lành hơn, đồng thời giúp chống lại sự xâm nhập thêm của vi khuẩn bên ngoài.

unnamed

“Đây là các thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt trong mùa dịch bệnh 'cô vít' vì triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt các triệu chứng của 'cô vít' lại thường xuất hiện vào ban đêm nên các thuốc này cần có để có thể dùng ngay”, TS.BS Tuấn nhấn mạnh.

TS.BS Tuấn cũng nhắc nhở mọi người cần dự phòng các thiết bị như: Nhiệt kế, que test nhanh, máy đo SpO2, khẩu trang, găng tay y tế và các máy theo dõi bệnh nền. Những thiết bị này cần thiết để mọi người tự cách ly, tự theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Ngoài ra, khi trở thành F1, F0 cần chuẩn bị thêm một số thư như: Lương thực đủ cho thời gian cách ly (nếu 1 mình); chỗ ở cách ly đảm bảo quy định; giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái; dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn; số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu và các tài liệu, hướng dẫn cập nhật nhất về phòng chống dịch.

Mọi người cũng có thể uống thêm các loại nước sau:

Nước đậu xanh + rau má: Có khả năng tăng cường sức khỏe cho F0

F0 thường có biểu hiện nóng sốt, ho khan đau họng, mất vị giác, thở mệt. Nếu bệnh nặng còn bị sốt cao, khó thở, nhức mỏi, nhiều mồ hôi, đau đầu…

Khi dùng đậu xanh, rau má sẽ giúp giải nhiệt, giải độc, hạ sốt, từ đó viêm sưng khó thở cũng giảm. Chứng nóng trong bứt rứt, khó ngủ, đau đầu, chóng mặt... cũng sẽ bớt đi. Từ đó giúp F0 nhanh bình phục giảm biến chứng nặng.

Sở dĩ có điều này là nhờ đậu xanh nổi tiếng tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi ngũ tạng... Ngoài ra đậu xanh chứa nhiều dưỡng chất như protein, axit béo omega-3, các vitamin E, vitamin nhóm B, C, đều là dưỡng chất có lợi tăng sức khỏe.

Còn rau má có vị đắng tính mát. Tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, mát gan… Rau má còn chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, dưỡng chất tăng cường sức kháng thể.

Cách chế biến nước uống đậu xanh rau má như sau:

Lấy 60-100g đậu xanh và 100g rau má tươi hoặc khô. Đậu xanh để cả vỏ, rau má đem rửa sạch nấu nước uống.Nước đậu trắng hầm tỏi: Giúp F0 nhanh bình phục, hạn chế biến chứng

Đậu trắng theo sách Dược tính chỉ nam có tính bình, không độc. Ngoài ra đậu trắng rất giàu protein, carbohydrat, chất béo, chất xơ, folat, calci và Vitamin C, A, B1,B6, B9.

Tỏi theo sách dược tính có vị cay tính ấm, có độc. Tác dụng trừ khí lạnh, tiêu độc ung nhọt... Tỏi còn nổi tiếng với có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, có một số tính chất kháng khuẩn rất tốt cho sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh.

Tác dụng chủ yếu của thức uống này là trị chứng tỳ thận hư yếu sinh đàm thấp ứ trệ, ho đàm nhiều ngực sườn đầy tức...

Theo đông y, tỳ thận là nơi sinh đờm, phổi là nơi chứa đờm. Một khi tỳ thận được tư dưỡng, thận vận hóa tốt, đờm thấp sẽ tự tiêu. Từ đó đờm trệ huyết ứ phổi và các nơi cũng giảm, tăng cường khí huyết dinh dưỡng đến tạng phế toàn thân cũng được cải thiện rõ rệt. Đây cũng là cách giúp F0 nhanh bình phục, hạn chế biến chứng...

Cách chế biến nước đậu trắng hầm tỏi như sau:

Lấy 60g Đậu trắng hạt nhỏ và 20g tỏi củ 20g. Cho cả 2 nguyên liệu vào hầm nhừ lấy nước uống hoặc ăn cả cái lẩn nước, ăn tuần vài lần.

Nước đậu đen + gừng + tía tô: Hạn chế bệnh nhẹ chuyển biến nặng

Thức uống này có tác dụng trị chứng nóng trong bứt rứt khó ngủ, ho tức ngực khó thở, sốt ho sợ gió, chóng mặt, đau đầu, huyết áp cao, tiểu đường.

Với F0 đáng lo nhất là sốt ho, sốt cao, ho khó thở... Thức uống này sẽ giúp cho F0 nhanh phục hồi và hạn chế bệnh nhẹ chuyển biến nặng.

Đậu đen có tác dụng giải độc, hạ khí nóng, tiêu thức ăn, trừ gió độc, làm mát, tâm thần yên ổn, mắt sáng, huyết lưu thông, tiêu sưng, trị chứng đau... Vì vậy đậu đen cũng là món ăn vị thuốc quý chữa ôn bệnh và 'cô vít' biểu hiện nóng sốt, về đêm nóng bứt rứt khó ngủ.

Gừng tươi xưa nay thường được dùng làm thuốc với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, điều hòa hệ miễn dịch... Theo Y học cổ truyền, gừng là một dược liệu quý có tác dụng làm ấm, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn.....

Tía tô có tính ấm, nổi tiếng với tác dụng chữa cảm sốt, giảm ho đờm, tức ngực.

Mọi người cũng có thể chuẩn bị thêm các phương tiện giải trí tại nhà (nhạc, phim ảnh, game...) giúp tinh thần thoải mái, đầu óc thư giãn khi cách ly, điều trị tại nhà.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link