Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống và đồ chín
Nhiều người thường chủ quan dùng một đôi đũa để vừa nhúng thịt sống, vừa gắp thịt chín ra ăn. Điều này sẽ tạo điều kiện đưa vi khuẩn từ thức ăn sống vào miệng. Do đó, bạn nên chuẩn bị một đôi đũa riêng chỉ để gắp đồ sống.
Không ngồi ăn lẩu quá lâu
Chúng ta thường có thói quen ăn ngồi ăn lẩu rất lâu, vừa ăn uống vừa nói chuyện. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Thời gian ăn quá lâu sẽ khiến bạn nạp nhiều thức ăn vào cơ thể. Lúc này, hàm lượng cholesterol trong máu cũng tăng cao; dạ dày, đường ruột phải làm việc liên tục; dịch tiêu hóa giảm đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Không ăn đồ quá nóng
Những nồi lẩu nóng hổi, bốc khói nghi ngút luôn là món ăn hấp dẫn đối với mọi người đặc biệt là trong những ngày trời trở lạnh. Tuy nhiên, đồ ăn gắp từ nồi lẩu ra thường quá nóng và không thích hợp đểu ăn ngay lập tức.
Nếu cho ngay thức ăn vào miệng, bạn có thể làm niêm mạc khoang miệng bị bỏng. Không những thế, thức ăn nóng còn làm tổn thương đến dạ dày. Hậu quá là bạn có thể vị viêm loét dạ dày.
Do đó, sau khi gắp thức ăn ra khỏi nồi lẩu, hãy chờ cho chúng nguội bớt rồi mới thưởng thức.
Không ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Khi ăn lẩu, nhiều người thích thịt có vị tươi mềm nên chỉ nhúng thịt bò, cá, thịt gà... vào nồi trong vài giây rồi gắp ra ngay. Khi đó, miếng thịt chỉ chín tái, bên trong thậm chí vẫn còn màu đỏ. Việc ăn thịt tái, đỏ rất dễ làm vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
Do đó, bạn cần phải chờ cho thịt chín hoàn toàn rồi mới gắp ra khỏi nồi lẩu. Đối với những loại thịt thái mỏng, bạn cần để chúng trong nồi ít nhất 1 phút. Đối với các loại viên hay tôm, sò, ốc, bạn nên để chúng trong nồi khoảng 5 phút.