Cả nhà đang ăn lẩu bỗng ngất xỉu
Lẩu là một món ăn yêu thích của nhiều người. Lẩu nóng ăn vào mùa đông là "ngon tuyệt cú mèo". Vào mùa hè, ăn lẩu tất nhiên phải đi kèm với điều hòa. Tuy nhiên ăn lẩu trong phòng kín có thể gặp tai nạn như trường hợp dưới đây.
Khoảng 12h ngày 15/8/2020, một nhóm khách đến ăn lẩu tại một quán ở Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc. Khi đang ăn uống vui vẻ thì các thực khác bắt đầu ngất xỉu, ngay cả nhân viên của quán cũng rơi vào tình trạng bất tỉnh.
Một vị khách kể rằng khi gia đình đang ăn lẩu thì cháu gái kêu chóng mặt. Sau đó người này cũng ngất xỉu và không biết gì.
Nguyên nhân khiến các vị khách bị ngất không phải do ngộ độc thực phẩm mà là ngạt khí.
Trong khi ăn, các cửa sổ và cửa ra vào được đóng kín, điều hòa bật hết công suất để làm mát.
Khi phát hiện ra điều này, nhân viên để mở tất cả các cửa và gọi cấp cứu. 12 người được đưa đến bệnh viện. Không chỉ có các thực khách mà ngay cả đầu bếp ở chỗ nấu cũng bị ngất xỉu.
Bác sĩ xác định, các bệnh nhân bị ngộ độc carbon monoxide (CO). Sau quá trình cấp cứu, tất cả người bệnh đã nhanh chóng hồi phục.
Ngộ độc khí CO thường xảy ra vào mùa đông đặc biệt là ở những nơi đóng kín cửa và sưởi ấm bằng than. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể gặp vào mùa hè do ngồi ăn trong phòng kín. Không khí không được lưu thông khiến lượng oxy giảm dần. Trong khi đó, khí CO và CO2 ngày càng tăng do nồi lẩu thải ra và quá trình hít thở của con người. Khi mức CO và CO2 vượt quá ngưỡng cho phép sẽ dẫn tới tình trạng ngạt khí.
Do đó, khi sử dụng bếp gas, bếp than để nấu ăn, tuyệt đối không được đóng kin các cửa. Nên mở cửa sổ, cửa chính để thông gió. Thường xuyên làm sạch đường thoát khói để việc thông khí không bị cản trở.
Khi sử dụng bếp gas, bếp than để ăn lẩu ở nhà hàng cũng không nên đóng kín cửa.
Một số lưu ý khi ăn lẩu
Thời gian ăn lẩu không nên kéo dài
Thông thường, chúng ta thường ngồi ăn lẩu rất lâu, vừa ăn vừa trò chuyện. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn không nên ăn lẩu quá 2 tiếng. Thời gian ăn càng dài khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Dạ dày và đường ruột cũng phải làm việc liên tục trong thời gian đó, dịch tiêu hóa bìa tiết giảm đi và dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
Nếu ngồi ăn lâu, bạn nên đổ thêm nước lẩu hoặc thay nồi mới. Khi nấu quá lấu, hàm lượng nitrit trong nước lẩu tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo bão hòa tăng gây hại cho cơ thể.
Người không nên ăn lẩu
- Người bị bệnh dạ dày, đường tiêu hóa không nên ăn các loại lầu cay. Có thể chọn các loại lẩu thanh đạm như lẩu nấm sẽ tốt hơn, tránh ăn các loại giàu đạm nhu lẩu hải sản.
- Người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp mỡ máu nên tránh ăn lẩu nhiều đạm, mỡ.
- Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu vì món này chứa nhiều gia vị và chất béo, có thể gây hại cho thai nhi.