Nguyên nhân đi ngoài ra máu
- Bệnh trĩ: Là chứng suy tĩnh mạch ở trong và xung quanh trực tràng - ống hậu môn. Xảy ra khi áp lực hậu môn tăng cao do sức nặng của thai nhi cùng sự giảm lượng máu ở khu vực vùng chậu, lưu thông máu kém kết hợp với chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ. Ngoài việc đi ngoài ra máu, bệnh thường gây ra nhiều sự khó chịu cho bà bầu. Đặc biệt đó là cảm giác căng tức ở hậu môn, sa búi trĩ, hậu môn ngứa rát và luôn trong trạng thái ẩm ướt.
- Bệnh nứt kẽ hậu môn: Thường đi kèm với táo bón hoặc trĩ, có đôi khi là cả hai. Hình thành do sự căng giãn quá mức của các cơ nằm xung quanh ống hậu môn, dẫn tới rách nứt niêm mạc. Tổn thương này có thể lan rộng, ăn sâu vào cơ vòng ở những trường hợp nặng, bệnh nhân cố rặn phân ra ngoài. Khi mắc chứng bệnh này các bà bầu điều có triệu chứng đi đại tiện ra máu (máu chảy thành giọt), vùng niêm mạc hậu môn đau rát kéo dài khiến người bệnh sợ hãi cảm giác đi đại tiện.
Hầu hết khi mang thai, bà bầu đều bị táo bón
- Bệnh táo bón: Thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sinh lý, hoạt động của nhu động ruột giảm mạnh do sự cường hormone progesterone trong thời gian thai kỳ, đây là thủ phạm chính gây nên tình trạng táo bón ở các bà bầu. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn quá nhiều protein từ thịt, cá... nhưng lại thiếu rau xanh và chất xơ cũng làm tăng nguy cơ bị táo bón ở các bà bầu. Táo khiến phân khô cứng, khi đi qua niêm mạc ống hậu môn – trực tràng sẽ gây ra hiện tượng trầy – xước và chảy máu.
Bà bầu bị táo bón đi ngoài ra máu có sao không?
Ở người bình thường, triệu chứng đi ngoài ra máu đáng lo 1 thì với mẹ bầu mức độ nguy hiểm là 10. Bởi lẽ, chứng đi cầu ra máu kéo dài không can thiệp giải quyết sẽ khiến bà bầu bị thiếu máu trầm trọng. Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… khiến sức khỏe của mẹ và bé bị giảm sút. Đồng thời, nguy cơ sẩy thai hoặc trẻ sinh ra bị còi cọc, suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất lẫn trí tuệ,… là hậu quả có thể gặp phải.
Ngoài ra, công tác vệ sinh khi gặp phải tình trạng này không được thực hiện tốt có thể khiến hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm, nhiễm trùng máu, hoại tử,… vô cùng nguy hại.
Cách xử lí khi bà bầu đi ngoài ra máu
Nói như vậy, song các mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi nếu chú ý khắc phục sớm thì sẽ rất dễ dàng. Nếu thấy đại tiện ra máu, các mẹ cần bình tĩnh xử trí như sau:
- Xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày, điều chỉnh sao cho phù hợp. Thực đơn hàng ngày nên cân bằng, đặc biệt bổ sung thêm các loại rau củ quả giàu chất xơ và có tính nhuận tràng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả hơn.
- Uống nhiều nước hơn, nên từ 2-2,5l nước.
- Hình thành thói quen đại tiện hàng ngày, vào khung giờ cố định và tránh nhịn đại tiện, đại tiện quá lâu. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi tiêu.
- Tăng cường vận động, thực hiện các bài tập phù hợp giúp tăng cường lưu thông máu và kích thích nhu động ruột.
- Bổ sung viên sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên quá lạm dụng.
- Không nên ngồi xổm, bưng vác vật nặng,…
Cách phòng ngừa đi ngoài ra máu ở bà bầu
- Uống nước: Tất cả các nguyên nhân gây đại tiện ra máu như bệnh trĩ, táo bón hay nứt kẽ hậu môn đều có một phần nguyên do từ tình trạng thiếu nước. Vì thế các mẹ hãy bổ sung ít nhất là 2lít nước mỗi ngày, bên cạnh nước lọc thì nên uống thêm các loại nước có tính mát, giàu vitamin và dưỡng chất như sữa, nước ép bưởi, nước cam, nước lê....
- Ăn nhiều chất xơ: Nên bổ sung thêm giá đỗ, rau xanh, nấm, rong biển…vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp cải thiện hoạt động của nhu động ruột, phòng ngừa táo bón...
- Luyện tập thể dục thể thao: Đi bộ nhẹ nhàng, không nên đứng lâu, ngồi nhiều hay cầm, mang vác những đồ vật có trọng lượng quá nặng.
- Thói quen đi đại tiện: Không ngồi đại tiện quá 10 phút, mỗi ngày đi đại tiện 1 lần (nếu không đi được thì cũng không nên rặn hoặc ngồi nhà vệ sinh quá lâu), nên đi vào 1 khung giờ cố định, không đọc báo, lướt web khi đi đại tiện.
- Lời khuyên: Đi ngoài ra máu có sao không? Chúng tôi khẳng định là có và tình trạng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để khám và trị liệu sớm.