Suốt một tháng gần đây, chị Wang (tên nhân vật đã được thay đổi) – một bà mẹ ở Sơn Đông lo lắng, bối rối khi cô con gái hơn 5 tuổi thường xuyên khóc nói với mẹ rằng đau ngực. Khi quan sát kỹ, chị Wang còn hoảng hốt hơn khi thấy vòng 1 của bé to bất thường, có dấu hiệu phát triển mạnh.
Con gái chị năm nay mới chỉ hơn 5 tuổi nhưng đã phổng phao, lớn hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Chị cho biết, để tránh tình trạng dậy thì sớm của con, chị luôn chú ý cân bằng dinh dưỡng cho bé, không cho con ăn thức ăn nhanh, tự ý dùng thuốc bổ, thậm chí rau củ trái cây cũng mùa nào thức nấy, tuyệt đối không dùng thực phẩm biến đổi gene.
Kết quả sau khi đưa con gái đi khám tại Bệnh viện nhi địa phương khiến chị ngỡ ngàng: lý do khiến con gái chị dậy thì sớm hóa ra lại bởi thói quen bật đèn ngủ suốt đêm của gia đình.
Trong một thời gian dài, vì cần làm việc vào ban đêm và cũng để tiện quan sát con, chị Wang luôn bật đèn ngủ. Bà mẹ trẻ không ngờ, hành động này đã làm hại con gái nhỏ.
Ban ngày, ánh sáng sẽ kích thích cơ thể tăng trường bằng cách tiết ra hocmone oestrogen. Khi trẻ đi ngủ vào ban đêm, trong bóng tối, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên gọi là "melatonin”, có vai trò chính là để điều chỉnh nồng độ nội tiết của cơ thể, ức chế sự tăng trưởng để ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của nó, giúp cơ thể cân bằng.
Vậy nên nếu vào ban đên mẹ vẫn bật đèn ngủ, ánh sáng đèn sẽ tiếp tục khiến cơ thể sản sinh hormone oestrogen khi bé gái ngủ, khiến trẻ phát triển, dậy thì sớm.
Việc bé gái chưa đến 8 tuổi mà ngực đã phát triển; trước 9 tuổi đã mọc lông ở nách và quanh vùng kín; trước 10 tuổi đã có kinh nguyệt… hiện nay không còn hiếm hoi. Đó chính là dấu hiệu dậy thì sớm. Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ dậy thì sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gì, tuy nhiên thực tế, dậy thì sớm lại có nhiều tác hại khá nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng chiều cao: Khi mới bắt đầu quá trình phát dục, trẻ thường cao trội lên, nhưng các đầu xương dài nhanh chóng bị cốt hóa, dẫn đến ngưng tăng trưởng chiều cao sớm. Hậu quả là trẻ bị thấp hơn khả năng di truyền cho phép.
Tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú: Điều tra của bác sĩ Trịnh Ý Nam (Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán dậy thì sớm, Bệnh viện Nhi của Đại học Trung Nam, Trung Quốc) trên 1.000 bé gái cho thấy, những đứa trẻ có kinh nguyệt trước 12 tuổi tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú cao gấp 2,2 lần trẻ phát triển bình thường.
Các yếu tố có thể dẫn đến dậy thì sớm:
Bật đèn khi ngủ: Theo bác sĩ Trịnh Ý Nam, ánh sáng đèn sẽ kích thích tăng trưởng hoóc môn oestrogen khi bé gái ngủ. Lượng hoóc môn này thấp hay cao ảnh hưởng tới cả thể trạng bên trong lẫn biểu hiện bên ngoài của người phụ nữ, nhất là ở các thời kỳ mang tính chất bước ngoặt như dậy thì, mang thai và mãn kinh.
Mẹ ăn nhiều chất béo khi mang thai: Một nhóm nghiên cứu ở Đại học Auckland, Mỹ, đã làm thí nghiệm trên chuột mang bầu. Kết quả cho thấy, chuột mẹ được ăn nhiều chất béo thì con của chúng phát dục sớm hơn so với nhóm không ăn chất béo. Ông Deborah Sloboda, người đứng đầu nghiên cứu này, nhấn mạnh: “Rõ ràng việc người mẹ ăn nhiều chất béo khi mang thai tác động rất lớn đến độ tuổi dậy thì của con, thậm chí còn lớn hơn cả chế độ ăn uống của chính đứa con”.
Ăn hoa quả trái mùa: Hoa quả trái mùa thường được sử dụng kích thích tố gây chín sớm. Trẻ em trong độ tuổi phát triển nếu thường xuyên ăn phải hoá chất này sẽ sớm có kinh nguyệt.
Trang điểm: Nhiều bà mẹ thích dùng mỹ phẩm để trang điểm cho con gái. Điều này không chỉ có hại đối với làn da nhạy cảm của bé mà còn kích thích tâm lý muốn làm người lớn trong bé, đẩy nhanh tiến trình dậy thì.