Một trong những điều quan trọng nhất đối với F0 là nhịp thở thông thoáng. Có 3 tư thế nằm mà bác sĩ hướng dẫn dưới đây sẽ giúp người nCoV 'thở' dễ hơn.
Tư thế nằm giúp cho F0 điều trị tại nhà dễ thở như sau:
Tư thế nằm sấp: Giữ đầu thấp so với thân người, sau đó xoay đầu sang 1 bên để dễ thở. Lưu ý, xoay đầu đều 2 bên để tránh co ngắn, đau cơ vai gáy.
Khi nằm người bệnh nên lót thêm khăn hoặc gối để vùng đầu cổ thoải mái. Ngoài ra nên thêm khăn hoặc gốt lót ở vùng hông để tránh bị đau lưng. Tuy nhiên cần tránh lót ở vùng bụng vì có thể gây khó thở.
Tư thế nằm đầu cao: Người bệnh nên nằm đầu cao 30-60 độ hoặc ngồi dựa lưng.
Tư thế nằm nghiêng: Người bệnh đặt thêm gối ở các vị trí vùng đầu cổ, hông và giữa 2 chân để tạo sự thoải mái nhất.
Với các tư thế nằm trên chắc chắn sẽ rất tốt cho người nhiễm nCoV khi điều trị ở nhà, tuy nhiên quá trình thực hiện cần những đối tượng sau không nên thực hiện, bao gồm: Phụ nữ mang thai, người có vấn đề cột sống, bệnh tim, người vừa phẫu thuật bụng hoặc sau khi ăn no.
Còn với F0 là người béo phì, chưa có chứng cứ chống chỉ định với đối tượng này.
Ngoài ra, F0 nên tiếp tục theo dõi oxy máu khi thay đổi tư thế và liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu tăng cảm giác khó thở. Đồng thời cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên để ngừa viêm, loét da.
Trên đây là các tư thế nằm dành cho F0 điều trị tại nhà, thông tin đã được đăng tải trên 1 tờ báo uy tin nên mọi người cứ yên tâm thực hiện khi cần thiết nha. Hy vọng với những cách này sẽ giúp các F0 nhanh chóng bình phục.
Các triệu chứng nặng ở F0 là gì?
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các triệu chứng điển hình của nCoV bao gồm: sốt, ho, đau họng, đau cơ, đau đầu, mất khứu giác. Trong đó, các triệu chứng nặng ở F0 là khó thở, không thể tự ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ hay đau ngực.
WHO cũng hướng dẫn 5 bước theo dõi F0 tại nhà, trong đó có tự chăm sóc bản thân và bảo vệ những người sống cùng. Cụ thể là người bệnh cần được nghỉ ngơi trong phòng riêng hoặc đảm bảo khoảng cách 2m với người khác, uống nhiều nước, đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
Trong quá trình trị bệnh, F0 nếu kết quả đo oxy trong máu dưới 94% hoặc thấy bị mệt, khó thở, người bệnh có thể áp dụng tư thế nằm sấp, nằm đầu cao.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của F0 tại nhà để nhanh khỏe mạnh
Tăng cường vitamin
Sử dụng các loại vitamin, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu sốt nhẹ thì bổ sung thêm Oresol để tránh mất nước…
Nếu trường hợp F0 có sốt nhẹ, có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm dung dịch Oresol để tránh mất nước…
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Người cách ly trong nhà cũng cần chú ý rèn luyện sức khoẻ bằng cách thường xuyên vận động, đi lại trong phòng, có thể tập thể dục nhẹ, ngồi thiền, xoa bóp cơ thể, hít thở không khí trong lành, nếu có điều kiện thì tắm nắng, tắm gió, thả lỏng cơ thể…
Hằng ngày, người cách ly tại nhà nên dùng nước muối súc miệng, súc họng, xịt mũi; giữ tinh thần thật tốt, không nên quá lo lắng, hoang mang.
Những người cách ly cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp, ăn đầy đủ, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Nên ăn nhiều hoa quả, uống nước hoa quả để tăng sức đề kháng, thậm chí người dân có thể ăn thêm tỏi, sả… các sản phẩm tăng sức đề kháng…
Ngủ nghỉ đúng giờ thì bệnh sẽ tiến triển tốt.
Nhà cửa vệ sinh thông thoáng, rửa tay thường xuyên thì không có nguy cơ lây nhiễm.
Thực hiện 5K tại nhà…
Người cách ly cần thực hiện 5K. Hết cách ly, đánh giá qua xét nghiệm và cũng không cần xét nghiệm nhiều lần với người cách ly tại nhà nếu họ không có triệu chứng. Đến ngày thứ 14 thì xét nghiệm. Sau đó theo dõi tiếp, đủ 21 ngày xét nghiệm lại nếu âm tính thì họ trở về nhịp sống thường ngày.