Cổ nhân cho rằng, ngũ hành tương ứng với ngũ tạng bên trong cơ thể con người. Mà theo thuyết Ngũ hành, vạn vật đều có một mối liên kết, tương tác lẫn nhau, trong đó có tương sinh và tương khắc. Vì thế, điều này cũng có thể được áp dụng để giải thích các hiệu ứng bệnh lý giữa ngũ tạng.
Trong đó, dựa trên các đặc tính của ngũ hành và ngũ tạng, người xưa chia ra:
Gan thuộc ngũ hành Mộc, có đặc tính là sinh sôi nảy nở, có công năng điều tiết;
Tim thuộc ngũ hành Hỏa, có tính dương ấm áp, sản sinh nhiệt độ và sự sống cho cả cơ thể;
Tỳ (lá lách) thuộc ngũ hành Thổ, có chức năng hóa nguyên, sinh sôi vạn vật, tức là tiêu hóa, vận chuyển dinh dưỡng đi đến tứ chi;
Phổi thuộc ngũ hành Kim, đặc tính thanh thuần, nội tại;
Thận thuộc ngũ hành Thủy, có chức năng tàng tinh, vận chuyển nước khắp cơ thể.
Đông y cũng cho rằng, tình trạng lục phủ ngũ tạng của một người có khỏe mạnh hay không sẽ được biểu hiện một cách rõ rệt qua sắc mặt. Đây chính là tấm gương phản chiếu những mối nguy tiềm tàng bên trong cơ thể.
Có 5 tín hiệu mà mọi người cần chú ý sau đây:
Sắc mặt vàng vọt là dấu hiệu của lá lách và dạ dày không tốt
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng sắc mặt vàng vọt là biểu hiện của tỳ vị hư hàn vì màu vàng là màu của đất, tức là Thổ mà Thổ trong cơ thể chính là lá lách.
Chẳng hạn như những người bị tiêu chảy, đi tiêu không đều và chảy nước dãi khi ngủ… đều có thể là dấu hiệu hư nhược của tỳ vị, thường có vùng gương mặt chuyển sang màu vàng.
Ngoài ra, nhiều trẻ thích nằm sấp khi ngủ, đây cũng là một biểu hiện của dạ dày không tốt. Bởi vì lá lách và dạ dày cần một lượng calo nhất định cho quá trình tiêu hóa, và khi bạn nằm sấp khi ngủ sẽ làm khiến lượng calo trong dạ dày tăng lên và giúp ích cho quá trình tiêu hóa.
Do đó, những ai thường bất giác nằm sấp khi ngủ nên lưu ý nhiều hơn tới sức khỏe của tỳ vị, dạ dày. Với trẻ nhỏ gặp tình trạng này thì có thể sử dụng phương pháp xoa bụng nhiều lần.
Sạm da ở vùng gò má là dấu hiệu của thận khí không đủ
Nhiều người có làn da đẹp, hồng hào, bỗng nhiên bị sạm lại, đặc biệt là vùng dưới gò má thì nên lưu ý tới tình trạng sức khỏe của thận. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, các hắc tố trên da được sản sinh nhiều và giải phóng khỏi lớp tế bào đáy, ứ đọng ở phần trên của trung bì, khiến làn da từ màu bình thường dần chuyển sang màu vàng sáng, sau đó thành màu nâu đen và cuối cùng sẽ thành đen sạm.
Ngoài ra, thận khí không đủ, thận dương thiếu hụt cũng khiến nhiều người bị bạc tóc. Bởi vì phía sau đầu là kinh lạc bàng quang của chúng ta, thận khí không đủ, tóc mọc phía sau cũng sẽ kém dinh dưỡng và xuất hiện tóc trắng.
Da mặt xanh xao là dấu hiệu của gan không tốt
Khi chức năng của gan suy giảm, làn da sẽ xấu đi trông thấy, trở nên nhợt nhạt, tái xanh và trông thiếu sức sống. Điều này được lý giải là do khả năng chuyển hóa sắc tố đen của gan bị suy giảm, các độc tố, chất thải có hại cũng không được chuyển hóa kịp thời, đẩy ra ngoài cơ thể. Lâu dần, chúng tích tụ khiến cho nội tiết rối loạn, biểu hiện trực tiếp qua sắc mặt.
Những người có gan kém cũng thường bị tỉnh giấc trong khoảng thời gian từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, đây là thời điểm kinh mạch của gan trong chu kỳ Tử Vũ Lưu Chủ.
Sắc mặt tái nhợt, trắng bệch là biểu hiện phế khí ở phổi
Rất nhiều người khi bị bệnh ở phổi thì sắc mặt sẽ xấu đi. Nguyên nhân là do hô hấp không bình thường trong thời kỳ phổi bị tổn hại sẽ khiến lượng oxy được đưa vào cơ thể suy giảm. Quá trình tuần hoàn máu, vận chuyển các chất dinh dưỡng, mang theo oxy đến các bộ phận cũng chịu ảnh hưởng theo. Khi đó, sắc mặt sẽ trở nên tái nhợt do thiếu oxy.
Nghiêm trọng hơn, những người bị mắc bệnh viêm phổi sẽ có sắc mặt trắng bệch kèm nhiều dấu hiệu khác về hô hấp.
Ngoài ra, bệnh lý về phổi cũng thể hiện ở lưỡi. Nếu mặt lưỡi trắng nhợt, không có màu hồng nhạt của huyết sắc, viền lưỡi không đều đặn, xen lẫn các vết đốm màu tím là hiện tượng lưỡi dương hư ứ máu, chứng tỏ sức khỏe của phổi đang rất tệ.
Mặt đỏ khác thường là dấu hiệu bệnh của tim
Đỏ mặt thông thường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như cáu gắt, ăn đồ cay nóng, vận động quá mạnh, nhiệt độ nóng, uống rượu bia…
Tuy nhiên, nếu cơ thể bị đỏ bừng hay nóng bừng mặt một cách bất thường, có đi kèm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, tức nặng ngực, đau đầu... thì cần cẩn trọng với bệnh tăng huyết áp. Khi huyết áp không ổn định, tim sẽ phải làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài trong một thời gian sẽ khiến suy tim, ảnh hưởng chức năng cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể.
Những món ăn mà nội tạng thích nhất
Gan
Đậu xanh: Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, đồng thời loại bỏ chứng phù nề vào mùa hè. Bản thân đậu xanh cũng rất giàu lysine và axit amin, sự kết hợp của hai chất dinh dưỡng này đem lại giá trị trị liệu rất cao, đặc biệt là để ngăn ngừa cảm giác khó chịu do nóng gan trong thời tiết nóng.
Cần tây: Rau cần tây có tác dụng thanh lọc và loại bỏ những chất cặn bã trong cơ thể. Nếu bạn chăm chỉ ăn cần tây, gan sẽ được giải độc, tránh bệnh tật hiệu quả.
Tim
Táo tàu: Dinh dưỡng trong táo có thể hỗ trợ quá trình tạo máu và bổ sung máu tự nhiên. Ngoài ra, loại quả này cũng rất phù hợp khi bị thiếu máu, yếu sau sinh, sau phẫu thuật…
Cà chua: Một phát hiện mới đây của các nhà khoa học đăng trên tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho thấy, nước ép cà chua có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Lá lách, dạ dày
Dứa: Dứa có chứa một lượng lớn chất protease, có hiệu quả tốt trong việc phá vỡ các protein trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn.
Hạt kê: Kê có tính ấm, có tác dụng kiện tì vị, tốt cho dạ dày và lá lách. Ngoài ra, nếu ăn một bát cháo kê, cơ thể sẽ được bồi bổ khí và làm khỏe dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn, ngừng tiêu chảy.
Phổi
2 món mà phổi thích nhất: Củ cải, quả lê.
Thận
2 món màu đen mà thận thích nhất: đậu đen, vừng đen.