Bác sĩ mách mẹ những việc nên làm khi thấy mụn sữa ở trẻ sơ sinh

( PHUNUTODAY ) - Theo bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh, mụn sữa ở trẻ sơ sinh còn có tên khác là nang kê hoặc hạt kê. Hiện tượng này không phải là hiếm, nhiều số liệu cho thấy có đến 20% trẻ sinh ra bị mụn sữa.

Biểu hiện của mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều loại biểu hiện da liễu ở trẻ sơ sinh giai đoạn đầu, trong đó mụn sữa hay còn gọi là nang kê là thường xuất hiện nhiều hơn cả. Mụn sữa thường xuất hiện vào khoảng thời gian từ 2-3 tuần tuổi hoặc sớm hơn từ 1 tuần tuổi, với những đốm nhỏ li ti màu trắng như những hạt gạo, tùy theo tình trạng cơ thể mà mật độ mọc mụn sữa cũng nhiều hoặc ít, cụ thể ở những vùng trán, hai má, cánh mũi, lưng, ngực và cả chân tay. Cha mẹ cần phân biệt rõ giữa mụn sữa và các loại mụn thịt, mụn trứng cá, rôm sảy và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

mun-sua-o-tre-so-sinh-600x429

Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh

- Trong thời kỳ mang thai, hormone của mẹ chuyển sang bé qua bánh nhau sẽ kích thích tuyến dầu của bé để phát triển khiến cho bã nhờn tăng lên làm bít kín các lỗ chân lông và gây ra mụn ở trẻ sơ sinh.

- Với nhiều trường hợp, trong thời kỳ mẹ mang thai có vấn đề về sức khỏe phải dùng đến thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ dẫn đến mụn sữa ở con trẻ.

mun-sua-o-tre-so-sinh-1-600x400

Cách chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh

- Phần lớn mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất sau vài tuần đến vài tháng nên các mẹ không cần phải dùng bất cứ phương pháp điều trị đặc biệt nào.

- Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ nổi mụn kéo dài kèm theo sưng đỏ, đau rát, ngứa ngáy, chảy dịch hoặc có mủ thì lúc này nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời.

Chăm sóc làn da trẻ sơ sinh khi nổi mụn sữa

Mụn sữa khi xuất hiện vài ngày sẽ dần tấy đỏ, rỉ dịch và gây xót cho trẻ. Đặc biệt những vết mụn sẽ càng nhanh tấy đỏ hơn khi tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ hoặc các dung dịch xà phòng.

bac-si-mach-me-nhung-viec-nen-lam-khi-thay-mun-sua-o-tre-so-sinh2-2019-05-31-17-56

– Vệ sinh cho trẻ sơ sinh khi bị mụn sữa

Tắm rửa cho trẻ hằng ngày với nước ấm nhẹ. Xả nước vào thau và dùng tay kiểm tra nhiều lần trước khi cho trẻ vào, tắm nhanh và dùng khăn mềm lau khô người rồi mặc áo quần, không nên sử dụng sữa tắm hay xà phòng giai đoạn trẻ bị mụn sữa.

Thường xuyên thay quần áo, tã lót cho trẻ để giữ sự thông thoáng, tránh tình trạng hăm, rôm sảy ở trẻ sơ sinh do bí, mồ hôi không thấm hút. Nếu mụn sữa mọc nhiều ở vùng bẹn, nách thì dùng thêm phấn rôm chất liệu an toàn.

Giữ môi trường trong nhà luôn sạch sẽ, không có các loại bụi bẩn. Những đồ dùng, chăn nệm, quần áo cho trẻ cần được sạch, thoáng, không bám bụi bởi chúng chính là yếu tố khiến da của trẻ bị ảnh hưởng.

bac-si-mach-me-nhung-viec-nen-lam-khi-thay-mun-sua-o-tre-so-sinh3-2019-05-31-17-56

– Chế độ ăn uống

Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ, thì vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú đều đặn để duy trì nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Trường hợp trẻ lớn hơn và đã dùng sữa công thức, thì nên chọn sữa có các thành phần an toàn, đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây dị ứng ở trẻ.

Trẻ bị mụn sữa khi đang ở độ tuổi ăn dặm thì cần được cha mẹ cung cấp một thực đơn ăn dặm thật lành mạnh, nhiều chất xơ và cân bằng độ đạm, không nhiều dầu mỡ. Tránh sử dụng những thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm thường dễ gây dị ứng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link

Thu