Theo đó, hai trứng khác nhau đã được thụ tinh không cùng một thời điểm mà cách nhau một khoảng thời gian. Thời gian này có thể kéo dài từ 24-48 giờ. Bác sĩ đã hỏi bà mẹ gần gũi chồng bao nhiêu lần, lúc này, cô mới nhận ra đúng là hai em bé mình sinh ra tuy chào đời cùng lúc nhưng lại không phải là cặp song sinh.
Tuy hai em bé sinh ra không phải là cặp song sinh nhưng trong mắt mọi người đây đích thị là cặp song sinh và bà mẹ này vẫn vô cùng hạnh phúc. Đúng là tự nhiên có nhiều điều thật kỳ lạ.
Trường hợp mang thai này rất hiếm với tỷ lệ rất thấp. Bác sĩ vẫn khuyên các bà mẹ, dù là mang thai đôi hay mang hai thai nhi cùng lúc như bà mẹ vừa kể, thì vẫn cần chăm sóc thai kỳ thật tốt để em bé trong bụng phát triển tối ưu.
Một trường hợp kỳ lạ cũng từng được ghi nhận khi người mẹ mang song thai nhưng hai em bé lại cách nhau 1 tuần tuổi. Chị Angie Cromar, 34 tuổi phát hiện mình mang song thai nhưng thực ra lại không phải là song thai. Vợ chồng chị rất bất ngờ xen lẫn hào hứng khi bác sĩ cho biết trường hợp này vô cùng hiếm gặp với xác suất chỉ 1/5 triệu người.
Được biết, chị Angie có tới 2 tử cung và đã thụ thai gần như cùng lúc. Một bào thai được hình thành khi bào thai kia đã được 1 tuần tuổi. Và nhờ nhận được dưỡng chất từ mẹ nên hai bào thai đã phát triển bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng mang thai này khiến cho thai kỳ nguy hiểm và khó theo dõi. Bác sĩ đã lo lắng hai bé sẽ không sinh ra cùng lúc. Nhưng rất may là hai bé đã ra đời cùng lúc nhờ phương pháp sinh mổ.
Chú ý gì khi mang song thai
Mang bầu đôi, cần bồi bổ nhiều hơn
Để đảm bảo cho cả 2 thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ, bạn cần phải tăng từ 16 – 20 kg trong suốt thời gian thai nghén. Tương đương với việc mẹ bầu song thai phải dung nạp gấp đôi năng lượng so với bà bầu đơn thai, tức gấp 2 lần số năng lượng khuyến cáo là 500 calo/ngày. Nếu ăn quá ít, không hấp thu đủ dưỡng chất và năng lượng khi bầu bí đồng nghĩa với việc mẹ bầu đang “đặt cược” với sức khỏe và tính mạng của các bé.
Việc mẹ hạn chế ăn uống, ăn không đủ dinh dưỡng sẽ càng làm tăng nguy cơ gây sẩy thai, sinh non, bé sinh ra bị thiếu trọng lượng vốn đã là mối đe dọa thường trực khi mang bầu song sinh. Mẹ ăn quá ít cũng đồng nghĩa với việc bé dễ bị tổn thương trong lúc sinh và trong suốt cuộc sống sau này: não các bé không thể hoạt động tối ưu, dễ mắc những bệnh ở tuổi trung niên như cao huyết áp, bệnh động mạch vành và chứng béo phì.. , vì nếu dưỡng chất bị giới hạn, thai nhi sẽ dành ưu tiên để phát triển tế bào quan trọng trước mắt mà không quan tâm đến các tế bào chỉ quan trọng cho giai đoạn sau; hậu quả là thai nhi đánh đổi cuộc sống lâu dài để đảm bảo chuyện sống còn hiện tại. Thế nên mẹ bầu cần quan tâm đến chế độ ăn đủ chất, và nên nhớ rằng đây không phải là lúc để ăn kiêng hay giảm cân đâu nhé.
Cần theo dõi thai cẩn thận
Chị em mang thai đôi cần được theo dõi thai kỳ sát sao tại các bệnh viện hoặc phòng khám sản uy tín. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy bất cứ vấn đề gì không ổn trong thai kỳ vì nguy cơ sảy thai hoặc sinh non với mẹ mang song thai sẽ cao hơn nhiều.
Ốm nghén trầm trọng
Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của mẹ mang thai đôi là tình trạng ốm nghén sẽ trầm trọng hơn rất nhiều. Nguyên nhân được cho là do hormone gonadotropin ở mẹ mang song thai sẽ cao hơn. Vì vậy chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Không chỉ có thế, các bà mẹ mang thai đôi thường phàn nàn rằng họ còn đau lưng, khó ngủ và ợ nóng nhiều hơn các mẹ mang thai đơn. Tỷ lệ thiếu máu và xuất huyết khi sinh nở ở mẹ mang song thai cũng trầm trọng hơn nhiều.
Dễ bị chảy máu âm đạo hơn
Chảy máu âm đạo không phải là chuyện thường, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây được coi là một trong những dấu hiệu sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Điều đáng nói là chảy máu âm đạo lại rất phổ biến khi mang bầu song thai. Khi thấy máu chảy kèm triệu chứng co thắt, xuất hiện cục máu đông bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra thai kỳ nhé.