Bé 6 tuần tuổi bị xuất huyết não nặng: BS nói nguyên nhân do thiếu 1 loại vitamin quan trọng

( PHUNUTODAY ) - Bé được đưa đến viện trong tình trạng nôn liên tục, co giật, hôn mê và diễn biến phức tạp.

Theo VTV, bệnh nhi N.T.N. (6 tuần tuổi, trú tại Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) có biểu hiện nôn liên tục, co giật sau đó hôn mê. Bé được người nhà đưa đến Trạm Y tế Hương Liên sơ cứu rồi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Ngay khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, chụp CT-Scanner sọ não, lồng ngực, xét nghiệm máu... đồng thời tiến hành hội chẩn cấp cứu toàn viện. Các bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh nhi bị suy hô hấp nặng, tụ máu dưới màng cứng bán cầu não trái, xuất huyết dưới nhện và liềm đại não, phù não lan tỏa nặng, rối loạn đông máu nặng - thiếu máu nặng do thiếu vitamin K.

Bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực tại Khoa Nhi bằng máy thở xâm nhập, kháng sinh, bù dịch diện giải, thăng bằng toan điện, chống phù não, truyền máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh, nuôi dưỡng tĩnh mạch, điều trị hỗ trợ, chăm sóc và theo dõi sát.

Sau khi được cấp cứu và hồi sức tích cực, tình trạng của rối loạn đông máu và thiếu máu của bệnh nhi tạm ổn. Lúc này, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh cùng kíp phẫu thuật tiến hành phẫu thuật cấp cứu mở xương hộp sọ và lấy khối máu tụ, giải áp não, cầm máu.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi.

Sau phẫu thuật, bé N. được chuyển về phòng hồi sức tịch cực của Khoa Nhi. Bé vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi có diễn biến phức tạp và nguy kịch.

Sau 15 ngày điều trị hậu phẫu, hiện bé N. đã hoàn toàn tỉnh táo, vết mổ khô, bú tốt, vận động bình thường. Bác sĩ điều trị cho biết bé có thể ra viện trong ngày hôm nay.

Bác sĩ Đặng Quang Minh, Trưởng Khoa Nhi cho biết theo nghiên cứu, đa số trường hợp trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào thời điểm 30-40 ngày tuổi. Trẻ bị xuất huyết não được điều trị tích cực nhưng tỷ lệ tử vong hoặc để lại di chứng cao. Các di chứng thường gặp là động kinh, bại não, chậm phát triển về phần kinh vận động.

Vai trò của vitamin K đối với trẻ sơ sinh

Vitamin nhóm K có tên chung quốc tế là Phytomenadione. Có 3 loại vitamin K gồm vitamin K1 (còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên); vitamin K2 (còn gọi là enaquinone được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột); vitamin K3 (còn gọi là menadione là dạngvitamin K nhân tạo).

Vitamin nhóm K có thể được sản xuất dưới dạng viên nén, viên bao đường, ống tiêm được chỉ định trong các trường hợp xuất huyết và nguy cơ xuất huyết tăng do giảm prothrombin huyết.

Đối với người bình thường, vi khuẩn trong ruôt có thể tổng hợp đủ vitamin K. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, các nhà khoa học khuyến cáo nên điều trị cho trẻ một liều vitamin K1 ngay sau khi sinh để phòng ngừa xuất huyết sơ sinh. Nguyên nhân là do vitamin K1 qua nhau thai ít. Ngoài ra, nồng độ vitamin K trong sữa mẹ thường thấp, hầu hết các mẫu sữa đều dưới 20 nanogram/ml, thậm chí có mẫu dưới 5 nanogram/ml.

Vì lượng vitamin K truyền qua nhau thai rất ít và nếu trẻ chỉ bú mẹ thì không phòng ngừa được sự giảm sút vitamin K.

Để phòng bệnh, trẻ cần được bổ sung vitamin K ngay sau khi sinh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ sơ sinh sẽ được biêm bắp vitamin K1. Việc này được thực hiện ngay sau khi trẻ được chăm sóc EENC (Chăm sóc sớm thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/sau mổ lấy thai). Trẻ dưới 1.500 gram cần được tiêm bắp 1mg vitamin K1; trẻ trên 1.000 gram được tiêm bắp 0,5mg vitamin K1.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link