Gia đình chấp nhận là cháu đã tử vong thì họ mới đưa về...
Liên quan đến vụ việc bé sơ sinh suýt bị chôn sống sau chẩn đoán của các bác sĩ, trao đổi báo chí Ông Tống Văn Minh, Phó giám đốc BV Đa khoa huyện Hà Trung cho biết: "Gia đình yêu cầu làm rõ sai phạm và phải có biện pháp xử lý với các cán bộ. Chúng tôi cũng đang làm theo đúng quy trình, xác định đúng sai như thế nào".
Như trước đó thông tin, vụ việc xảy ra vào ngày 26/4, khi sản phụ Phạm Thị Hương Ly (17 tuổi, ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung) được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung trong tình trạng đau bụng.
Ông Minh cho hay, khi nhập viện sản phụ đã vỡ và mở hết nên bệnh viện không thể chuyển lên tuyến trên. Tại thời điểm sinh bé mới chỉ được có 28 tuần (bình thường 38 tuần mới đủ tháng) cân nặng 1000g.
Gia đình người nhà nạn nhân đến bệnh viện yêu cầu làm rõ nguyên nhân. Ảnh: Người Lao Động |
"Trường hợp này không chuyển được, đến nơi đã vỡ huyết và mở hết rồi, tim thai lúc được lúc không, gần như đã chết trong lúc chuyển dạ, chấp nhận đả thông, gia đình cũng viết cam đoan rồi. Có những cái mình không thể tiên lượng được hết cái hi hữu như thế nên người ta ý kiến.
Đẻ ra cháu tím tái, không thở, không khóc, không cựa quậy, không thấy tim thai, coi như là chết lâm sàng rồi đấy. Sau đó, thấy tình trạng như vậy anh em cấp cứu không được thì tiên lượng tử vong, cho gia đình mang về. Nhưng khi mang về mở ra thì lại thấy cháu thở được họ mới mang lên bệnh viện tuyến tỉnh", ông thông tin.
Lý giải về việc về nhà bé gại lại thở được, ông Minh cho rằng có thể lúc đầu sinh ra nó chưa thích ứng được với môi trường, có những trường hợp chết lâm sàng sau đó hồi tỉnh trở lại, các bác sĩ sai là sai ở chỗ đó.
Ông Minh phân trần: "Thấy các dấu hiệu trên, các sĩ mới tưởng là cháu đã chết rồi. Bây giờ cũng khó nói, có những trường hợp hi hữu, chết lâm sàng thôi sau đó lại thở lại được. Đồng thời, từ trước đến nay tỉ lệ sinh non sống rất là thấp, tất nhiên là những tuyến cao hơn thì có thể nuôi được những đứa trẻ sinh non như thế, mặc dù là không phải 100% đều có thể thành công".
''Bình thường tại bệnh viện với những trường hợp sinh non, nếu sinh ra vẫn sống thì sẽ ngay lập tức chuyển lên các tuyến tỉnh, bệnh viện không đủ máy móc và kinh nghiệm để nuôi những đứa trẻ sinh non, chưa có khoa sơ sinh, hơn nữa là cũng chưa có khoa chuyên sâu về trẻ sinh non'', Phó giám đốc bệnh viện nói thêm.
Nói về trách nhiệm của các bác sĩ trong ca trực, theo vị lãnh đạo bệnh viện: "Tất nhiên có cái sai là các anh không tiên lượng được chắc chắn cho bệnh nhân. Bởi vì bây giờ người ta cứ nói là mình tiên lượng không tốt thì chắc chắn mình cũng sai rồi vì về nhà lại sống lại, cũng khó nói. Trong cuộc sống cũng có những cái khó nói. Chúng tôi cũng sẽ có kiểm điểm xem đúng sai thế nào, nguyên nhân ra sao".
Ông Minh cũng cho rằng, trong sự việc cũng có một phần trách nhiệm của gia đình. "Kể cả gia đình cũng chấp nhận là cháu đã tử vong thì họ mới đưa về, còn thấy chưa tử vong thì làm gì họ đưa về, tức là họ cũng phải thấy là đã tử vong rồi, chứ ở đây mà còn thấy sống thì đời nào họ đưa về, họ phải yêu cầu mình cấp cứu hoặc chuyển lên tuyến trên chứ".
Ông cho rằng, giờ bé gái đã sống lại là điều đáng mừng, là hạnh phúc rồi, không biết họ thế nào. Ông cho rằng đây cũng có thể là một phép màu, bởi cũng có những câu chuyện có người đã chết còn cạy hòm sống lại.
Các bác sĩ chưa có kinh nghiệm
Cũng trao đổi với báo PV ngay sau khi xảy ra sự việc, ông Trịnh Hữu Hùng - Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa thông tin: Cháu bé đang được cứu chữa tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
"Tôi cũng đã cho thành lập Hội đồng khoa học để xác định sự việc ra sao, mức độ đúng sai và hướng xử lý các nhân viên như thế nào,...", ông Hùng cho hay.
Về nhận định ban đầu, ông Hùng cũng cho rằng có thể có sai sót của các bác sĩ, tuy nhiên để đưa ra kết luận cuối cùng thì cần phải chờ đợi sau buổi họp Hội đồng khoa học.
Dân Sài thành mãn nhãn với màn pháo hoa rực rỡ đêm 30/4 (Xã hội) - (Phunutoday) - Ngay từ chiều tối, hàng nghìn người dân đã đổ về phố đi bộ và khu vực đường hầm sông Sài Gòn để thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa chào mừng ngày 30 |