Mình tin rằng, bất cứ người mẹ nào nuôi con nhỏ cũng từng rơi vào cảnh bất đồng với mẹ chồng trong việc chăm con. Nhất là thời điểm bé ăn dặm.
Chính bản thân mình cũng thế, lúc bọn trẻ bắt đầu ăn dặm, ông bà nội khăng khăng phải mua xương ống về ninh, quấy bột cho con, và phải cho thêm gia vị để con ăn cho ngon miệng.
Mình dĩ nhiên là phản đối, vì xương ống vốn chẳng có gì bổ béo, lại khó hấp thu, mà gia vị lại càng không, trẻ mấy tháng thận còn non nớt, ăn gia vị vô cùng hại.
Ấy thế mà bố mẹ chồng dỗi mình mấy ngày không thèm nói chuyện luôn. Còn bảo 'Ngày xưa tao nuôi bố nó vậy vẫn khỏe mạnh, giờ chỉ giỏi vẽ chuyện'. Mình phải tìm bao nhiêu tài liệu, rồi bảo bà đi khám cùng, trong lúc bác sĩ khám mình hỏi vấn đề ăn uống, bác sĩ nhắc không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn gia vị. Kể từ đó bố mẹ mình mới hiểu và vui vẻ chơi với cháu.
Nhưng thực tế, không phải bố mẹ chồng nào cũng hiểu như nhà mình đâu. Nhiều ông bà lạc hậu, bảo thủ vẫn tự ý chăm cháu theo ý mình.
Như trường hợp mình đọc được dưới đây. Nhà Tiểu Lê (Trung Quốc) có con nhỏ tới tuổi ăn dặm, thì Tiểu Lê cũng phải đi làm lại nên gửi bà chăm.
Cô cũng nói với bà là không cho cháu ăn gia vị rồi, nhưng bà ngoài mặt thì đồng ý, nhưng sau lưng vẫn âm thầm nấu cháo cho đủ gia vị cho cháu ăn. Tới khi thằng bé quen miệng, mẹ nấu nhạt nó nhất định không ăn nữa. Lúc này bà nội thằng bé mới bảo chỉ bà mới biết chăm cháu mà thôi.
Phần vì Tiểu Lê quá bận rộn, phần cũng vì không muốn cãi nhau với mẹ chồng nên đành tặc lưỡi cho qua. Nhưng cô không hề biết rằng, khi thằng bé lớn hơn 1 chút, cô cứ đi làm là ở nhà bà lại chiều cháu cho ăn bim bim, xúc xích, gà rán, nước ngọt có ga...
Mới đầu thì thằng bé có vẻ béo chũn chĩn hơn, bà nội tự hào lắm. Nhưng sau đó thì thấy thằng bé có những dấu hiệu bất thường như tay chân phù nề, đặc biệt là chiếc bụng của con ngày càng phình to đến nỗi nhìn nghiêng như một người đang có bầu. Tiểu Lê hốt hoảng cho con đi khám thì bác sĩ chẩn đoán con bị suy thận nặng và cần phải chạy thận gấp.
Tiểu Lệ ngã khụy khi nghe tin, sau khi thăm khám, tư vấn, bác sĩ cũng nói luôn chính vì thói quen chiều cháu sai lầm của bà nội đã làm hại cháu. Bà nội thằng bé lúc đó mới ôm mặt khóc, hối hận thì đã muộn.
Vì sao trẻ ăn muối, gia vị sớm lại gây suy thận?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Người lớn có thói quen ăn bao nhiêu đều nêm cho trẻ ăn bấy nhiêu, thậm chí nhiều người thường nêm "quá tay" khi chế biến thức ăn cho trẻ. Điều này về lâu dài sẽ khiến cơ thể của trẻ phải nạp vào một lượng muối quá lớn, trong khi thận còn yếu, chức năng chưa hoàn thiện, dẫn đến tích nước, ứ lại và gây suy viêm.
Khi muối quá nhiều trong cơ thể không chỉ gây ra gánh nặng cho thận, mà còn ảnh hưởng lớn đến nhịp đập của tim, khiến cho trẻ không thể phát triển bình thường khỏe mạnh. Hơn nữa, khi ăn nhiều muối sẽ làm cho trẻ luôn luôn bị khát, bé phải tiết nước bọt nhiều, dẫn đến suy giảm số lượng lysozyme tự nhiên trong miệng.
Chức năng chính của Lysozym là diệt khuẩn, khi bị thiếu cũng đồng thời làm giảm khả năng diệt vi khuẩn trong miệng, hạn chế chức năng bảo vệ cơ thể, chống virus, làm suy yếu sức đề khángcủa bé đến dễ phát bệnh.
Một trong những tác hại của việc ăn nhiều muối là làm thay đổi vĩnh viện khẩu vị của trẻ, khiến cho trẻ mắc thói quen ăn mặn, lâu dài cũng sẽ sinh ra các bệnh về thận. Trẻ sẽ mất cảm giác về cảm nhận hương vị, ăn không ngon, chức năng khẩu vị mất đi sự nhạy cảm.
Theo ý kiến của bác sĩ, ở giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, tốt nhất không nêm bất cứ gia vị gì. Nếu thích mẹ có thể mua hoặc tự làm hạt nêm cho con từ cac loại thịt, rau củ quả, vừa thơm ngọt, đậm vị lại lành tính.
Lứa tuổi trẻ em được khuyến cáo tỷ lệ nêm muối trong bữa ăn không nên vượt quá 3g mỗi ngày. Người trưởng thành không nên ăn vượt quá 6g muối/ngày. Vào mùa hè, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, bạn có thể ăn muối nhiều hơn 1 chút so với mùa đông.
Các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng khuyên rằng, trong thực phẩm bản thân nó đã chứa các khoáng chất, bao gồm vị chua cay mặn ngọt đắng tự nhiên, nếu bạn ăn "vã" thức ăn không cần nêm muối là một thói quen tốt.