Cần chuẩn bị thuốc gì nếu bạn là F0, F1 cách ly tại nhà?

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là hướng dẫn của Phó giáo sư, tiến sư Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, giúp các F0, F1 nắm được cách tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Cần chuẩn bị thuốc gì nếu bạn là F0, F1 cách ly tại nhà?

Hướng dẫn của Phó giáo sư, tiến sư Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, giúp các F0, F1 nắm được cách tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà và biết lúc nào cần sự trợ giúp của bác sĩ.

Theo PGS.TS Nhung, nên có các thuốc thông thường để tăng cường sức khỏe và đề kháng cho F0, F1 như thuốc hạ sốt, tiêu hóa, dạ dày, dầu xoa, các loại vitamin, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Dùng nước muối súc miệng, súc họng, xịt mũi... (Lưu ý, đây không phải thuốc để chữa Covid-19 tại nhà).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

"Nếu F0 phải dùng đến thuốc, phải dùng đến oxy tức là đã đến mức phải vào bệnh viện", phó giáo sư nhấn mạnh.

Trường hợp F0 sốt nhẹ, có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch Oresol để tránh mất nước... Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay các thuốc khác tại nhà. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.

Ở nhà có thể trang bị một số dụng cụ thông thường để theo dõi sức khỏe như thiết bị đo độ bão hòa oxy đeo ở đầu ngón tay (giá bán loại này khoảng 200.000 đến 500.000 đồng), máy đo huyết áp tại nhà, nhiệt kế... Nếu có điều kiện thì mua máy đo độ oxy bão hòa trong máu ngoại vi SpO2 để theo dõi.

F0, F1 cách ly tại nhà phải tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày qua phần mềm hoặc thông báo cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt, cán bộ y tế hoặc người chăm sóc hỗ trợ.

Người bệnh có dấu hiệu sốt tăng lên, ho khan, tức ngực, biểu hiện hô hấp, đếm nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút (so với mức bình thường là 16-18 lần/phút), cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân trở nặng đột xuất, khó thở, chuyển sang viêm phổi... gọi cấp cứu đưa tới cơ sở y tế song phải đảm bảo điều kiện đưa đi cấp cứu; có tư vấn của bác sĩ để tránh lây nhiễm cộng đồng và nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Những thực phẩm giúp tăng đề kháng phòng Covid-19

cachly

Phó giáo sư, tiến sư Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng khuyên nên bổ sung tỏi, sả... vào thực đơn mỗi ngày. Ăn đầy đủ nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, kết hợp vận động, tập luyện để nâng cao sức khỏe. Cố gắng thư giãn, giữ tinh thần thật tốt, không nên quá lo lắng, hoang mang.

Cần đảm bảo những bữa ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm:

20200206_081217_192496_thuc-pham-corona.max-1800x1800

Tỏi: Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người.

Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,... 

Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.

Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C.

Gừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn.

Rau bina: Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch.

Sữa chua: Sữa chua bổ sung lợi khuẩn và là nguồn vitamin D tuyệt vời- chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.

Quả hạnh nhân: Hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.

Nghệ: Nghệ được sử dụng nhiều nhất trong món cà ri, nhưng nó cũng được sử dụng như một chất chống viêm và chống đau xương khớp dạng thấp. 

Trà xanh: Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.

Thịt gà: Thịt gà giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.

Động vật có vỏ:  Động vật có vỏ cung cấp kẽm và nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó...

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn copy link