Không sắp xếp khoa học
Nhiều người có thói quen dữ trữ tất cả các thực phẩm trong tủ lạnh. Tuy nhiên, có một số đồ ăn không nhất thiết phải để ở tủ lạnh như khoai tây, hành, tỏi, cà phê, bánh mì...
Ngoài ra việc để thực phẩm sống - chín lẫn lộn sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật sinh sôi gây biến chất, nhanh hỏng.
Nên tập thói quen sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh một cách khoa học. Để riêng thực phẩm sống và chín, bỏ thực phẩm vào hộp có nắp đậy hoặc túi riêng.
Cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh mà không đậy kín
Đồ ăn thừa nhất định phải bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu không được đậy nắp kín, mùi thức ăn không chỉ làm ảnh hưởng đến các thực phẩm khác mà bản thân món ăn đó cũng dễ bị nhiễm khuẩn, biến chất. Tốt nhất bạn nên để đồ ăn nguội rồi bỏ vào hộp có nắp đậy và để vào tủ lạnh. Nếu không dùng hộp, bạn có thể sử dụng màng bọc thực phẩm để gói đồ ăn.
Cất trứng đã rửa vào tủ lạnh
Bên ngoài quả trứng sống có một lớp màng mỏng bao bọc. Lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong quả trứng. Việc rửa bằng nước sẽ khiến lớp màng này mất đi và vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong. Do đó, nếu thấy trứng bị bẩn, bạn nên lấy khăn giấy lâu sạch và rồi bỏ vào tủ lạnh, không nên rửa bằng nước. Ngoài ra, không nên để trứng ở cánh cửa tủ lạnh.
Làm đông thịt sau khi dùng không hết
Nhiều người có thói quen rã đông cả miếng thịt lớn sau đó cắt lấy một phần để nấu, phần thịt còn lại được cho vào tủ để sử dụng tiếp. Tuy nhiên, cách này vô tình khiến vi khuẩn trên miếng thịt tăng lên gấp nhiều lần, dù cho vào ngăn đá hoặc tủ đông để bảo quan ngay sau đó thì chất lượng của miếng thị cũng không còn được như ban đầu. Ngoài ra, việc cấp đông - rã đông liên tục còn khiến miếng thịt không giữ được hương vị ngon ngọt ban đầu.
Vì vậy, bạn hãy chia thịt thành từng phần vừa đủ cho một bữa ăn. Khi chuẩn bị nấu, chỉ cần đem rã đông một phần. Khi đó, các phần thịt còn lại sẽ không bị ảnh hưởng.
Mở tủ lạnh quá lâu
Mở cửa tủ lạnh trong thời gian dài không chỉ gây tốn điện, làn mất nhiệt mà còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn khi đã xuất hiện trong tủ lạnh, chúng sẽ không ngừng sinh sôi và làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Không chú ý tới nhiệt độ của tủ lạnh
Nhiệt độ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc bảo quản thức ăn. Vào những thời điểm tích trữ nhiều đồ ăn mà nhiệt độ không đủ thì thực phẩm sẽ rất nhanh bị ôi thieu.
Nhiệt độ của ngăn mát tủ lạnh cần được giữ ở mức dưới 4 độ C. Ở nhiệt độ trên 4 độ C, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh. Ngăn đá tốt nhất nên để dưới - 18 độ C.
Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh giúp loại bỏ mùi khó chịu, giữ tủ luôn sạch sẽ, hoạt động hiệu quả, giúp thực phẩm trong tủ luôn được tươi ngon, không bị hư hỏng.