Bệnh viêm loét đại tràng - chặn đứng nhờ 3 thực phẩm rẻ tiền

11:08, Thứ ba 05/01/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bệnh viêm loét đại tràng - chặn đứng nhờ 3 thực phẩm rẻ tiền, bạn đã biết hay chưa!

Viêm loét đại tràng là một bệnh mạn tính. Những người bị bệnh này thường phải dùng thuốc kéo dài để ngăn ngừa tái phát, giảm nguy cơ ung thư đại tràng và cải thiện chất lượng sống. Bệnh có thể gây đau và đôi khi có thể cần phẫu thuật can thiệp nếu các triệu chứng không giảm sau khi điều trị.

Chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng rất quan trọng vì nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này do ăn uống mà ra. Nếu chế độ ăn uống không đúng cách sẽ càng gây hại cho đại tràng . Người bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh của mình và nên biết những loại thực phẩm nào tốt và khộng tốt cho mình để ăn uống kiêng khem cho hợp lý. Điều này là yếu tố quyết định cho kết quả điều trị bệnh của bạn. 

viêm loét đại tràng
 

Nếu bạn đang bị viêm đại tràng nhẹ hoặc vừa, 3 loại thảo dược dưới đây có thể có tác dụng hỗ trợ.

Nha đam

Nha đam có đặc tính chống viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nó còn được thấy là có hiệu quả đối với những bệnh mạn tính như viêm loét đại tràng. Các nhà nghiên cứu Anh đã cho bệnh nhân bị bệnh viêm loét đại tràng nhẹ và vừa uống 100ml lô hội trong 4 tuần. Kết quả là có khoảng 70% bệnh nhân đáp ứng với phương pháp này và có dấu hiệu cải thiện.

Nghệ

Curcumin là một hợp chất trong nghệ có đặc tính chống viêm. Hợp chất này có thể giảm bài tiết axit từ dạ dày và bảo vệ chống lại các tổn thương như viêm ở thành dạ dày và thành ống tiêu hóa, cũng như loét dạ dày. Một nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra rằng ăn 1g nghệ sau bữa sáng và bữa tối trong vòng 6 tháng có thể giúp phòng ngừa tái phát viêm loét đại tràng. Bạn có thể chế biến nghệ cùng các món ăn hoặc trộn vào nước.

Nước ép mầm lúa mì

Nước ép mầm lúa mì được sử dụng để điều trị các bệnh đường tiêu hóa và nhiều bệnh khác từ 30 năm trở lại đây. Trong năm 2002, các bác sĩ phát hiện thấy nước ép mầm lúa mì tươi có hiệu quả làm giảm đáng kể các triệu chứng của viêm loét đại tràng và cũng có thể giảm độ nặng của xuất huyết trực tràng.

Bắt đầu bằng việc sử dụng 20ml nước ép mầm lúa mì tươi mỗi ngày và có thể tăng dần lượng trong giai đoạn 1 tháng. Tuy nhiên, không nên uống quá 100ml nước mầm cỏ lúa mì mỗi ngày.

Người bệnh viêm loét đại tràng nên kiêng gì?

Theo khuyến cáo đưa ra từ các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý ăn kiêng một số thực phẩm sau:

Hạn chế sử dụng những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay,rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và các thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.

Hạn chế sử dụng các loại thịt nguội chế biến sẵn như dăm bông, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.

Người viêm loét đại tràng cũng không nên ăn sữa chua, và các thức ăn cứng, dai, gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống …

Những loại gia vị cần hạn chế với người viêm loét dạ dày bao gồm dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối…

Ngoài ra, các loại quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo, chè, cafe đặc, rượu, thuốc lá cũng không được khuyến cáo dành cho người bị viêm loét đại tràng.

Tại sao đậu phụ ngừa ung thư dạ dày hiệu quả?
Tại sao đậu phụ ngừa ung thư dạ dày hiệu quả?
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Đậu phụ là một trong những thực phẩm ngừa ung thư dạ dày rất hiệu quả, các bạn hãy biết để bổ sung vào thực đơn một cách hiệu quả nhé!
Loại trái cây ăn xong phải giữ vỏ lại - không biết phí cả đời
Loại trái cây ăn xong phải giữ vỏ lại - không biết phí cả đời
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Những loại vỏ trái cây dưới đây sẽ giúp chữa bệnh vô cùng hiệu quả, hãy bỏ túi ngay hôm nay!
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link