Bí ẩn 7 hạt gạo trong miệng Gia Cát Lượng: Âm mưu thao túng quân địch hay ẩn ý tâm linh sâu xa?

18:20, Thứ sáu 14/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Là một chính trị gia kiệt xuất và bậc thầy về chiêm tinh, Gia Cát Lượng đã khéo léo sắp đặt và định đoạt cả cái chết của mình.

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, là tể tướng của nhà Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài vai trò là công thần khai quốc, ông còn được biết đến như một nhà chính trị, ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và nhà phát minh kỹ thuật xuất sắc. Gia Cát Lượng đã hỗ trợ Lưu Bị xây dựng nên nhà Thục Hán, và ông được coi là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất thời đại, thường được so sánh với chiến lược gia lừng danh Tôn Tử.

Trong tiểu thuyết nổi tiếng "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Gia Cát Lượng được khắc họa như một thừa tướng tài đức vẹn toàn, có khả năng "xuất quỷ nhập thần", lập mưu tính kế như thần. Ông thông thạo thiên văn, am hiểu địa lý, và là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ minh triết. Gia Cát Lượng còn là một bậc thầy về chiêm tinh, có khả năng nhìn thấu những điều mà người thường khó có thể nhận ra.

Trong tiểu thuyết nổi tiếng

Trong tiểu thuyết nổi tiếng "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Gia Cát Lượng được khắc họa như một thừa tướng tài đức vẹn toàn

Tuy tài năng vượt trội, Gia Cát Lượng vẫn không thể thoát khỏi quy luật "sinh lão bệnh tử" của con người. Vào cuối tháng 8 năm Kiến Hưng thứ 12 (tức năm 234), trong khi đang chỉ huy chiến dịch Bắc Phạt lần thứ sáu, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và qua đời, hưởng thọ 54 tuổi.

Có một chi tiết đặc biệt liên quan đến sự ra đi của Gia Cát Lượng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã dặn dò cấp dưới đặt 7 hạt gạo vào miệng mình. Hành động kỳ lạ này đã khiến hậu thế phải kính nể, bởi nó thể hiện tài trí vượt bậc của ông ngay cả trong những giây phút cuối đời.

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã dặn dò cấp dưới đặt 7 hạt gạo vào miệng mình

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã dặn dò cấp dưới đặt 7 hạt gạo vào miệng mình

Trước hết, ý nguyện của Gia Cát Lượng là muốn tuân theo những nghi thức dân gian cổ xưa. Người Trung Quốc có niềm tin rằng "người đã khuất cũng như người còn sống", tức là người đã qua đời cũng cần được đối xử như khi họ còn sống. Trong cuốn "Hậu Hán thư lễ nghi chí" có ghi lại: "Đăng hà (người khuất bay lên trời) mang theo gạo và ngọc như một món lễ vật". Đây là một nghi thức cổ xưa, được gọi là "phạn hàm", trong đó người chết sẽ được nhét vào miệng những đồ vật như hạt gạo, ngũ cốc, hạt ngọc hay đồng xu... Điều này nhằm mong muốn người đã khuất có đủ thức ăn và tiền tiêu ở thế giới bên kia.

Có một số thắc mắc xoay quanh việc Gia Cát Lượng, tể tướng quyền cao chức trọng của nước Thục, lại chọn nhét hạt gạo vào miệng thay vì ngọc – vốn thường dành cho những người có địa vị cao. Một số lý giải cho rằng, vì Gia Cát Lượng không phải là vua của một nước chư hầu, nên không được nhét ngọc vào miệng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Gia Cát Lượng cố tình chọn nhét gạo vào miệng để thể hiện sự gần gũi và gắn bó với nhân dân, dù ở cương vị cao, ông vẫn muốn sống và chết như một người dân thường.

Gia Cát Lượng cố tình chọn nhét gạo vào miệng để thể hiện sự gần gũi và gắn bó với nhân dân

Gia Cát Lượng cố tình chọn nhét gạo vào miệng để thể hiện sự gần gũi và gắn bó với nhân dân

Tuy nhiên, lý giải được nhiều người đồng tình nhất về việc Gia Cát Lượng yêu cầu bỏ 7 hạt gạo vào miệng sau khi qua đời chính là sự suy tính, sắp đặt và bố trí tỉ mỉ của ông cho cả cái chết của chính mình. Điều này thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và sự cẩn trọng đến từng chi tiết trong cuộc sống cũng như sau khi qua đời của Gia Cát Lượng.

Ai cũng biết rằng Gia Cát Lượng rất tinh thông chiêm tinh và dự đoán. Ông nhận thức rằng chu kỳ của tuần trăng kéo dài 7 ngày và chòm sao Bắc Đẩu là biểu tượng chiêm tinh quan trọng nhất trên bầu trời. Gia Cát Lượng cố tình yêu cầu cấp dưới nhét 7 hạt gạo vào miệng mình sau khi qua đời để giữ lại linh hồn, đảm bảo rằng ngôi sao tượng trưng cho bản thân trên bầu trời sẽ không rơi xuống sau khi ông mất. Điều này khiến Tư Mã Ý, tướng lĩnh quân địch, tưởng rằng ông vẫn còn sống, từ đó rút quân về doanh trại cố thủ. Nhờ vậy, quân nước Thục mới có thể an toàn rút lui. Bằng sự khôn ngoan và tầm nhìn xa trông rộng, Gia Cát Lượng đã chiến thắng ngay cả khi không còn sống nữa.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Trần Thu Thủy