Mùi tàu là tên gọi của miền Bắc, ngò gai là tên gọi của người miền Nam với loại rau thân thảo, cây đơn lẻ, lá mọc ở gốc xòe ra hình hoa thị, lá hình thuôn có răng cưa, cành chia ở ngọn chứa hoa. Hoa hình trụ hoặc hình bầu. Có tác dụng làm rau thơm, chữa bệnh rất tốt.
Theo Đông Y mùi tàu tình ấm, vị đắng, mùi thơm hắc, có tác dụng tiện kỳ, sơ phong thanh nhiệt, giảm đau, hành khí tiêu thũng, thông khí, giải độc, giải nhiệt, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá, khử mùi hôi hiệu quả.
Do đó, mùi tàu không chỉ dùng làm rau gia vị mà nó còn được dùng như 1 vị thuốc chữa bệnh hữu hiệu trong Đông Y.
Lá mùi tàu có chứa tới 0,02 – 0,04% tinh dầu bay hơi, rễ chứa saponin…, được dùng ở dạng tươi hoặc khô trong các bài thuốc giảm đau, chữa cảm cúm, cảm lạnh, hôi miệng…
Trị đầy hơi, ăn không tiêu
Dùng 50g lá mùi tàu, rửa sạch, thái dài khoảng 3 – 4cm. Gừng tươi: 10g đập dập. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng.
Trị mụn
Với trẻ nhỏ, khi nổi mụn đỏ ngứa ở vùng mặt thì lấy rau mùi tàu tươi, liều dùng nhiều ít tùy vùng bệnh. Giã nát, ép lấy nước cốt bôi. Với người lớn bị mụn bọc và mụn trứng cá thì lấy 1 muỗng nước ép ngò gai trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này còn giúp tươi nhuận da nên dùng tốt cho những người có da khô.
Mùi tàu trị cảm cúm
Dùng 40g mùi tàu, 10g gừng tươi, cúc tần, ngải cứu mỗi thứ 20g sắc với 400ml nước. Gừng đập dập, các vị thuốc thái nhỏ đem sắc còn 100ml nước. Chia làm 2 lần uống. Chú ý sau khi uống nên nằm đắp chăn để ra mồ hôi.
Mùi tàu chữa đái dầm
Mùi tàu, cỏ mần trầu, rau ngổ mỗi thứ 20g, cỏ sữa 10g tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3-4 ngày bệnh sẽ giảm.
Lở loét lưỡi
Khi bị lở loét niêm mạc lưỡi đau rát, ăn uống khó khăn thì lấy 15 gr lá rau mùi, 10 gr lá rau húng chanh đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối rồi nhai thật kỹ, nuốt từ từ sẽ cho kết quả tốt.