Rau răm là gì?
Rau răm còn có tên gợi khác là thủy liễu, là cây thân thảo, lá rau răm thon, dài và nhọn ở đầu. Lá rau răm được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á đặc biệt là trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam.
Rau răm còn có tên là thủy liễu. Cây thân thảo, mọc dưới nước hoặc ở nơi luôn luôn ẩm ướt. Lá rau răm thuôn dài nhọn ở đầu. Rau răm có hương thơm đặc biệt. Nó là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn.
Theo đông y rau răm có vị cay nóng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, minh mục, tiêu thực, sát trùng. Tác dụng của rau răm khi ăn sống ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Lương y Nguyễn Hồng Xiêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết: trong các y văn ghi lại, rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cẩm tả lỵ. Nó còn giúp trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa).
Tác dụng của rau răm
Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn.
Nó còn giúp trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). Rau răm có thể cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm góp phần kéo dài cuộc truy hoan sung mãn. Ngoài ra, rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.
Rau răm dùng phổ biến cho một số món ăn sau:
- Trướng vịt lộn: Rau răm làm giảm mùi tanh của trứng vịt lộn.
- Cháo thịt dê: Rau răm có tác dụng khử mùi, ôn òa.
- Lẩu cá kèo: Rau răm chống hoạt tinh.
- Các món nghêu, sò, hến luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm, có tác dụngtiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.
- Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm để giảm tính hàn của rươi.
- Bún thang Hà Nội: Thêm rau răm tạo mùi hấp dẫn.