Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về công văn ra đề thi Văn bị giả mạo

( PHUNUTODAY ) - Mạng xã hội đang phát tán 1 công văn được cho là của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký liên quan đến nội dung ra đề thi môn Ngữ Văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018 – 2019.

Hiện trên mạng xã hội đang lưu truyền công văn của Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký gửi các sở GD&ĐT, các trường THCS về việc: giảm tải nội dung ra đề môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019.

Nội dung công văn nêu, nhằm giảm tải nội dung ra đề môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các sở khi ra đề tuyển sinh vào lớp 10 sẽ không ra đề vào một số văn bản như: “Bến quê” (Nguyễn Minh Châu), “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" (Nguyễn Đình Chiểu)…

Rất nhiều phụ huynh bày tỏ hoang mang khi thấy công văn này lan truyền trên mạng. Một số người, nhất là phụ huynh có con chuẩn bị tham gia kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội, “truyền tay nhau” để định hướng con em mình ôn tập.

Công văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định là công văn giả mạo

Công văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định là công văn giả mạo

Trước sự việc này, Bộ GDĐT đã chính thức lên tiếng. Đại diện Bộ GDĐT cho biết công văn trên là giả mạo.

Theo Thông tư số 11/2014/TTBGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và THPT; Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung TT 11: Trách nhiệm xây dựng phương án tuyển sinh, bao gồm môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi... là của sở GD&ĐT và trình UBND cấp tỉnh chỉ đạo. Như vậy, công tác tuyển sinh đầu cấp đã được phân cấp cho các sở GD&ĐT. Bộ không ra công văn chỉ đạo về nội dung này.

Hiện Bộ đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc làm rõ và công bố để tránh gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh

Hiện Bộ đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc làm rõ và công bố để tránh gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh

Hiện Bộ GD&ĐT đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ tác giả, động cơ của người soạn công văn giả mạo này. Phụ huynh cần nắm rõ thông tin này để có thể kiểm chứng trước những thông tin trôi nổi trên mạng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link