Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất trên con lợn: Giá rẻ lại ngon nên nhiều người nghiện ăn

( PHUNUTODAY ) - Đây là bộ phận chứa nhiều độc tố của con lợn, tuy nhiên nhiều người không biết vẫn mua ăn.

Phổi là cơ quan hô hấp, có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Vì vậy, phổi lợn là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể lợn.

Lợn thường hay hít đất, nguyên nhân khiến một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

Theo kết quả kiểm nghiệm, nếu lợn được nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

Lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.

Phổi là cơ quan hô hấp, có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi

Phổi là cơ quan hô hấp, có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi

Bộ phận chứa nhiều độc tố trên cơ thể lợn

Thực tế, phổi lợn có giá rẻ, nhiều kiểu chế biến như luộc, hấp, xào, nấu canh, nấu cháo… nên hương vị hấp dẫn, đa dạng, được nhiều người thích ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, đây lại là bộ phận cần tránh hàng đầu.

Lợn thường có thói quen đặc biệt là hít thở sát đất, do đó phổi lợn thường chứa một lượng rất lớn bụi bẩn và vi khuẩn hằng ngày. Hiện tại môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, có lẫn nhiều kim loại nặng. Môi trường sống của lợn vốn không sạch sẽ nên lợn càng dễ hít phải kim loại nặng hơn.

Phổi lợn thực ra cũng giống như phổi của con người, là cơ quan hô hấp và lọc không khí. Trong quá trình hoạt động rất dễ tích tụ các loại độc tố, lâu ngày những độc tố này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng phổi, khiến tế bào phổi bị tổn thương và sinh ra nhiều viêm nhiễm - là môi trường để ký sinh trùng, các loại vi khuẩn phát triển.

Vì thế, phổi lợn được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng các chất độc hại. Phổi lại có cấu trúc tổ ong phức tạp của phế nang nên không dễ làm sạch, từ đó tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn, độc tố. Nếu ăn thường xuyên và không được chế biến kỹ sẽ dẫn đến hàm lượng kim loại nặng, độc tố tích tụ trong cơ thể vượt mức cho phép, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Chưa kể đến, nhiều người bán hàng, nhiều cơ sở kinh doanh vì muốn bán được nhiều phổi lợn và bảo quản được lâu ngày hơn nên đã thêm một lượng lớn chất phụ gia vào bộ phận này. Phổi lợn như vậy dễ biến đổi tế bào sau khi ăn, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và chức năng giải độc bình thường của cơ thể. Chúng cũng góp phần sản sinh ra một số chất gây ung thư trong cơ thể.

Nếu cứ bất chấp tất cả, thường xuyên ăn phổi lợn thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gây hại cho sức khỏe lâu dài đều rất cao. Lợi ít hại nhiều, tốt nhất mọi người nên ăn ít phổi lợn để tránh tạo môi trường thuận lợi cho tế bào ung thư hoạt động, phát triển và gây ra những tác hại không đáng có cho cơ thể.

Không nên ăn phổi lợn

Không nên ăn phổi lợn

Một số bộ phận của lợn cũng không nên ăn nhiều

Thịt cổ lợn                                                                                               

Hàm lượng chất béo trong cổ heo rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.

Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

Gan lợn

Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

Bì lợn

Protein trong bì heo rất khó tiêu. Bì heo còn có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp mà lại chứa nhiều cholesterol xấu sẽ gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì.

Ngoài ra, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, bì heo sẽ mang nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh vào cơ thể người.

Lòng già, lòng non

Lòng heo chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.

Ăn ruột lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn yêu thích này có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của bạn.

Khi chúng ta ăn thứ này, chúng ta có thể quên một điều, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa.

Ruột lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Thế nhưng, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa.

Hơn nữa, lòng heo nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link