Những mẹ nào có con gái đang ở giai đoạn dậy thì nên chú ý nhé, dù thời điểm mới có tháng, kinh nguyệt có thể thất thường nhưng nếu bất thường nghiêm trọng thì tuyệt đối đừng bỏ qua.
Mình mới đọc trên báo, trường hợp một bé gái lần đầu xuất hiện “bà dì” đã được bà ấy lưu luyến ở lại tới hơn nửa tháng mới khổ chứ.
Đây là câu chuyên được bác sĩ bác sĩ Điền Tri Học - khoa cấp cứu, bệnh viện Cheng Hsin General Hospital chia sẻ trong chương trình "Doctor is hot" mới đây
Bé gái được giấu tên mà bác sĩ nhắc tới trong câu chuyện này mới 12 tuổi, ở Đài Loan, đột nhiên bị ngất xỉu, mặt trắng bệch. Người nhà nhìn thấy sợ tái mặt, khẩn cấp đưa bé đi cấp cứu tại bệnh nhi.
Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm máu, kết quả cho thấy chỉ số lượng huyết sắc tố chỉ còn 5, điều này chứng tỏ bị thiếu máu.
Nguyên nhân khiến bé gái 12 tuổi ngất xỉu
Khi bác sĩ tới hỏi mẹ bé rằng cô bé đã có kinh nguyệt chưa, mẹ cô bé trả lời rằng chưa có. Thế nhưng, ngay sau đó, cô bé nghe thấy liền yếu ớt trả lời rằng, hiện bé đang có “kinh nguyệt” và đã kéo dài 18 ngày.
Nghe được câu trả này, tất cả mọi người đều bàng hoàng và không thể tin được kỳ “đèn đỏ” đầu tiên của bé gái này kéo dài tới tận 18 ngày. Bác sĩ biết ngay, đây chính là nguyên nhân gây thiếu máu.
Cô bé cho biết thêm, em đã muốn nói cho mẹ biết mình đã dậy thì, tuy niên vì thấy lượng máu kinh nguyệt xuất ra quá nhiều, nên cô bé đã tự vào mạng tìm hiểu, thì nhận thấy trường hợp của mình khác thường, nên đã nghi ngờ bản thân mắc bệnh lạ khiến em vô cùng căng thẳng.
Lúc đầu, bé gái dùng loại băng vệ sinh có kích thước 23cm, nhưng sau đó bé phải đổi thành loại 42cm ngày càng bị ra nhiều máu.
May mắn sau khi được bác sĩ Điền kê đơn thuốc và cho truyền máu chỉ số hồng cầu của đã dần ổn định.
Từ trường hợp của cô bé 12 tuổi này, bác sĩ cảnh báo, đừng nghĩ rằng lần đầu có kinh lượng máu sẽ nhỏ giọt, có nhiều trường hợp máu sẽ chảy rất nhiều. Vì vậy, khi thấy biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Các triệu chứng thiếu máu mà ai cũng nên biết
+ Da xanh xao và nhợt nhạt
+ Đau đầu đi kèm chóng mặt
+ Khó thở không rõ nguyên nhân
+ Cảm thấy đau ngực
+ Nhịp tim đập không đều
+ Cảm thấy lạnh tay chân
+ Mệt mỏi và hồi hộp
+ Chân không yên
+ Thèm ăn thứ thậm chí không phải đồ ăn
+ Móng tay chân dễ gãy
6 nhóm người có nguy cơ thiếu máu bao gồm:
+ Chị em trong giai đoạn “đèn đỏ”: Có thể bị thiếu máu do thiếu hồng cầu.
+ Phụ nữ mang thai: Nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do lượng sắt phải được dự trữ cho khối lượng máu tăng lên để cung cấp hemoglobin cho thai nhi.
+ Người mắc các bệnh mãn tính: Như ung thư, suy gan, suy thận.
+ Người bị rối loạn đường ruột: Dễ dẫn đến sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong ruột non gây tình trạng thiếu máu
+ Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền
+ Người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu sắt, vitamin B12, folate.