Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Nhà nhà cắt tiết làm lông..."

23:23, Thứ ba 17/05/2011

( PHUNUTODAY ) - Chiều 17/5,#160;Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thừa nhận: Bức tranh giết mổ gia súc gia cầm còn nhiều nét tối, vẫn theo kiểu "nhà nhà cắt tiết làm lông"#160;


[links()]
Mô tả ảnh.
Tình trạng mất vệ sinh tại các cơ sở giết môt gia súc, gia cầm ở Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao. (nguồn: Tiền phong)

Trong buổi giao ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh:Cứ 10 con lợn, gà được giết mổ mang ra chợ, thì 6 con không đạt yêu cầu vệ sinh. Trong đó, chủ yếu nhiễm khuẩn Coliform, E.coli và Salmonella.

Trung bình mỗi ngày, người dân ở Hà Nội tiêu thụ khoảng 560 tấn thịt gia súc gia cầm. Trong đó, tại thành phố Hà Nội hiện có 500 điểm giết mổ nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh gia súc gia cầm tại chợ cóc, chợ tạm. Song, các cơ sở giết mổ tập trung chỉ đáp ứng được 2,9% nhu cầu thực tế, còn lại từ những điểm giết mổ thủ công. 

Việc vận chuyển gia súc gia cầm từ điểm giết mổ đến nơi tiêu thụ vẫn bằng xe máy, xe thô sơ, chưa có xe chuyên dụng, dù đã có quy định và hỗ trợ cung cấp thùng đựng đảm bảo vệ sinh.

Trong ngày 17/5, các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải những vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phấm: Khoảng 13 giờ Chi cục Quản lý thị trường phối hợp CSGT tỉnh Đồng Nai phát hiện chiếc xe khách loại 52 chỗ ngồi, biển số 92K-7009, do tài xế Phạm Văn Võ (35 tuổi, trú P.Lộc Tiến, Lâm Đồng) điều khiển từ phía Bắc vào TP.HCM, chở khoảng 400 con heo từ 2 đến 50kg, chứa trong 14 thùng xốp. 

Đáng lưu ý là số heo này đã chết từ lâu, bốc mùi hôi thối nồng nặc.Làm việc với cơ quan chức năng, Võ khai nhận chở thuê cho một người (không rõ họ tên) đem vào TP.HCM tiêu thụ và không xuất trình được giấy tờ hợp lệ. 


Trước đó, 11/5, Phunutoday đã đưa một loạt bài phóng sự tận mục sở thị nhìn những con lợn sữa, lợn quay được chế biến từ những con lợn ốm yếu, thậm chí cả lợn chết toi mà những lái lợn thu gom từ khắp tỉnh Thái Bình.

Ở mỗi xã trong tỉnh Thái Bình luôn có một vài người chuyên săn lùng những loại lợn ốm, lợn chết như thế. Lợn ốm, lợn ngắc ngoải, lợn chết...giá cân hơi chỉ còn bằng 1/10 lợn khỏe. Khi giết ra, thịt chỉ giảm vài giá nhưng vẫn bán chạy ngoài thị trường. Những con heo chết sẽ được bán tống bán tháo ra  thị trường làm món lợn quay, lợn giả cầy, lợn sữa.

Ngày 22/4, nhiều chất phụ gia có thể hô biến thịt lợn thành thịt bò đã xuất hiện tại ở nhiều chọ tại Việt Nam. Đó là một loại bột có màu nâu vàng, không nhãn mác, chỉ được ghi vội dòng chữ bằng bút xanh: Bột bò! Khi túi bột này mở ra, mùi thịt bò kho xộc ra khắp.

Theo giới truyền thông tỉnh An Huy (Trung Quốc), chất phụ gia độc hại này có thể biến thịt heo thành thịt bò giống cả vẻ bề ngoài lẫn mùi vị. Công đoạn tẩm ướp chỉ mất khoảng 90 phút. Theo người dân địa phương, chất này thậm chí có thể biến cả thịt gà thành thịt bò. Một số cửa hàng nhỏ và quán ăn nhẹ tại tỉnh An Huy đang sử dụng chất phụ gia này để làm thịt bò giả. 
 
Kết quả điều tra của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mới đây cho thấy, chỉ trong gần nửa tháng qua, tính từ đầu tháng 5 tới nay, cả nước có 14 trường hợp mắc liên cầu lợn nặng phải nhập viện.

Hiện có 6 tỉnh phía Bắc gồm: Bắc Giang, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng đã xuất hiện bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn.

Các trường hợp mắc bệnh đều do người dân chủ quan, giết mổ và ăn thịt lợn không có nguồn gốc.

 

  • tổng hợp)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc