3 tín hiệu lạ ở cổ coi chùng K tuyến giáp
Xuất hiện khối u ở cổ
Ở giai đoạn đầu, K tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển, người bệnh có thể nhận thấy sự xuất hiện của một hoặc nhiều cục u ở cổ. Ở những người bệnh nặng, khối u sẽ hiện lên rõ ràng khiến cổ trông bất đối xứng ở hai bên. Khối u sẽ tăng kích cỡ nhanh chóng và gây đau đớn.
Nếu gặp hiện tượng này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Khàn giọng
Khi bệnh lý tuyến giáp không được kiểm soát, các khối u phát triển lớn chèn ép vào thực quản, xâm lấn dây thần kinh thanh quản và dẫn đến hiện tượng khàn giọng.
Khó nuốt
Việc tiết hormone tuyến giáp quá mức có thể khiến khối u trở nên cứng và to hơn. Nó sẽ chèn ép các cơ quan lân cận, gây rối loạn hô hấp và dẫn tới tình trạng khó nuốt. Người bệnh có thể cảm thấy khó thở do đường thở gần với tuyến giáp bị chèn ép.
Thực phẩm có hại với người bị bệnh tuyến giáp
Thức ăn nhanh
Theo một số chuyên gia đinh dưỡng, khi tuyến giáp làm việc cần rất nhiều iot để tạo ra hormone T3 và T4. Trên thực tế, đây là cơ quan duy nhất sử dụng iot cho quá trình làm việc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thức ăn nhanh chứa rất nhiều muối nhưng lại thiếu iot. Chính vì vậy, khi ăn những thức ăn này, cơ thể chỉ nạp vào rất nhiều muối và vẫn thiếu chất.
Bạn có thể nạp iot thông qua việc sử dụng các loại muối ăn được bổ sung iot trong bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm chứa nhiều dường
Thực phẩm chứa nhiều đường là kẻ thù của sức khỏe. Tiêu thụ lượng đường quá lớn có thể làm tăng cân, gây viêm khắp cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, sâu răng...
Gluten
Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Nó có ảnh hưởng đến đến hệ tiêu hóa. Các thực phẩm chứa gluten thường là bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, các món chay... Có khoảng 10% dân số thế giới gặp tình trạng không dung nạp gluten. Khi ăn các thực phẩm này, người không dung nạp gluten có thể gặp tình trạng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy...
Vì gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động nên nó có thể làm tăng gnuy cơ mắc bệnh cường giáp, suy giáp.
Các nhà khoa học cho rằng một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
Nội tạng động vật
Các loại nội tạng động vật có chứa nhiều axit lipoic. Nếu cơ thể nhận nhiều chất này, hoạt động của tuyến giáp có thể bị phá hủy. Ngoài ra, axit lipoic còn có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc tuyến giáp.
Rau họ cải
Tiêu thụ nhiều rau họ cải có thể làm giảm khả năng hấp thụ iot ở người mắc bệnh tuyến giáp.
Tất nhiên, bạn không cần phải kiêng hoàn toàn loại rau này hoàn toàn. Có thể sử dụng khoảng 140 gram rau cải/lần ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, khi ăn nên nấu chín rau cải để giảm bớt các chất không tốt có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp.