Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc họng. Người bệnh thường cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, khi ngủ dậy thường vướng họng, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm. Môi trường, thời tiết là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh.
Đối tượng nào thường mắc bệnh viêm họng mãn tính
Họng là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống, vì vậy, rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai xâm nhập đường hô hấp. VHMT có rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhiễm khuẩn vùng mũi họng cấp không được điều trị triệt để, tái đi tái lại nhiều lần như viêm mũi xoang, dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và thường xuyên gây viêm họng làm quá phát tổ chức lympho ở thành họng; do viêm amiđan mãn tính và nhiễm khuẩn răng lợi; do thói quen thở bằng miệng (polyp mũi, viêm mũi dị ứng, vẹo vách ngăn, u vòm họng, VA quá phát...) khiến không khí thở trực tiếp vào miệng không được lọc sạch bụi bẩn và không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ gây viêm họng. Mặt khác, VHMT còn do môi trường ô nhiễm (khói bếp, khói công nghiệp, bụi bẩn...);
VHMT cũng hay gặp ở người nghiện hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn thức ăn cay nóng, người có cơ địa dị ứng... Bình thường ở họng có nhiều loại vi khuẩn (vi khuẩn phế cầu, liên cầu, tụ cầu,...) sống ký sinh, chúng không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi (sức đề kháng giảm, sau một bệnh do virut,...), chúng trở nên gây bệnh (được gọi là gây bệnh cơ hội).
Điều trị viêm họng mãn tính
Bệnh viêm họng mãn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi. Điều trị viêm họng mãn tính bác sĩ cần:
- Khi xác định được nguyên nhân gây viêm họng mãn tính cần phải điều trị loại trừ hết nguyên nhân gây bệnh.
- Cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có.
- Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polyp mũi, thoái hóa cuốn mũi dưới.
- Loại bỏ các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh nơi khói bụi.
- Hạn chế nói để giảm thiểu khó chịu và những thay đổi của giọng nói. Súc họng vệ sinh thường xuyên.
- Súc họng hoặc khí dung nước muối ấm vào buổi sáng làm giảm khó chịu cho vùng họng.
- Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).
- Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 - 3 lần. Người bệnh cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và có cách điều trị hợp lý.
Ngoài những cách điều trị trên thì các bạn cũng có thể tham khảo các cách điều trị sau:
Giải quyết các ổ viêm tiềm tàng ở mũi, xoang (viêm xoang sau), viêm amiđan.
Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polype mũi, thoái hoá cuốn mũi dưới...
Loại bỏ các kích thích như: bụi, hoá chất, thuốc lá, rượu...
Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).
Điều trị tại chỗ
Giai đoạn xuất tiết:
Súc họng bằng dung dịch kiềm như: BBM, nước muối nhạt...
Bôi và chấm họng bằng glycerin borat 3%, S.M.C (Salicylat Natri, Menthol).
Khí dung họng: Hydrocortison + kháng sinh.
Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch borat natri 1% cho hết vảy, bôi họng và khí dung.
Giai đoạn quá phát: Đốt điện nóng, cao tần hoặc đốt bằng nitơ lỏng hay laser.
Giai đoạn teo: bôi Glyxêrin iốt 0,5% hoặc mỡ thuỷ ngân 1%