Chỉ ăn hoa quả hơi thở vẫn có cồn, nhớ làm ngay cách này để độ cồn về không, tránh phiền lụy

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người lo lắng tình trạng chỉ ăn một số thực phẩm mà thổi nồng độ cồn vẫn lên. Chuyên gia mách cách sau nhớ áp dụng ngay

Nhiều loại hoa quả có tính lên men cao nên có thể tạo ra cồn sau khi ăn nhiều. Vì thế nhiều người lo lắng cho việc ăn xong đi ra đường sẽ bị thổi nồng độ cồn.

Ăn hoa quả sao ra cồn?

Hoa quả là thực phẩm có thể lên men như rượu vang làm từ nho. Bởi thế việc hoa quả lên men tạo ra tính cồn cũng là dễ hiểu. Theo quy trình chuyển hóa thì thực phẩm tạo ra cồn theo tiến trình tinh bột - đường - enzym lên men - rượu - axit. Do đó nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột đường sẽ tạo ra nồng độ cồn cao hơn.

Theo một số nguồn thông tin thì có những thực phẩm sẽ có tốc độ lên men nhanh hơn nhiều hơn một số thực phẩm khác. Ví như thông tin từ dữ liệu của Thư viện Y khoa Quốc gia (Hoa Kỳ) cho thấy nước ép cam, táo và nho có chứa một lượng đáng kể ethanol (lên tới 0,77g/L). Hơn nữa, một số sản phẩm bánh mì đóng gói như bánh mì kẹp thịt cuộn hoặc bánh mì sữa ngọt có chứa hơn 1,2g ethanol/100g. Hàm lượng cồn trong nước nho được cho là cao nhất vào khoảng 0,29-0,86g/L, trong khi các mẫu nước táo khác nhau thì vào khoảng 0,06-0,66g/L. Trong khi đó hàn lượng cồn ở trong những trái cam và nước cam thường là  (0,16-0,73g/L). Chuối hay lê khi chín kỹ cũng tạo ra cồn vào khoảng  0,02g/100g đến ,04g/100g;  Một số loại thực phẩm ăn sẵn như bánh mì cũng có nồng độ cồn vào khoảng (0,14-0,29g/L).

Một số loại nước súc miệng cũng sử dụng cồn. Hoặc có một số loại thuốc cũng có nồng độ cồn nhất định. 

hoa-qua-nong-do-con

Lưu ý để giảm nhanh nồng độ cồn trong hơi thở

Biết các loại thực phẩm dễ lên men như trên thì bạn nên lưu ý khi tham gia giao thông nên hạn chế việc ăn quá nhiều thực phẩm trên có thể làm tăng nguy cơ nồng độ cồn cao. 

Sau khi ăn nên súc miệng kỹ, hoặc đánh răng.

Một vài loại nước uống có thể giảm nồng độ cồn trong hơi thở như trà xanh, socola, trà gừng, nhai kẹo cao su, uống nhiều nước.

Sau khi ăn và súc miệng, nên đợi 30 phút rồi hãy lái xe sẽ giảm nồng độ cồn trong hơi thở nếu chỉ là do ăn thực phẩm thông thường trên.

Bạn cũng nên uống thêm nhiều nước lọc để chất cồn phân giải qua đường bài tiết, hơi thở giảm nồng độ cồn. 

do-nong-do-con

Với trường hợp sử dụng bia rượu, trung bình cơ thể cần tới khoảng 12-24 tiếng để hoàn toàn chuyển hóa và đào thải cồn khỏi cơ thể. Bởi thế ngay cả sau một đêm ngủ rồi bạn vẫn có nồng độ cồn trong hơi thở. Với trường hợp sau khi uống một cốc bia (khoảng 350ml) khoảng 15 phút là kết quả đọc nồng độ cồn đã có thể phát hiện ra cồn trong hơi thở. Một cốc bia cũng có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu (BAC) lên 0,02% và bạn cần không uống thêm trong tối thiểu một tiếng để mức cồn trong hơi thở về gần số 0. Tuy nhiên, để hoàn toàn loại bỏ cồn khỏi cơ thể bạn sẽ cần 12-24 tiếng.

Nếu khi bạn lưu thông trên đường mà chỉ dùng hoa quả nhưng kết quả kiểm tra dương tính với cồn, bạn có thể đề nghị được súc miệng rồi sau đó kiểm tra lại.

Có cồn trong hơi thở mà tham gia điểu khiển xe vừa nguy hiểm cho chính bạn và cho người khác. Vì thế bạn rất cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, nhất là dịp cuối năm có những buổi liên hoan nhiều.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn