Chọn ngày giờ chuẩn nhất tiễn ông Công, ông Táo về trời

( PHUNUTODAY ) - Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn biết cách chọn ngày giờ chuẩn nhất tiễn ông Công, ông Táo về trời

Chọn ngày giờ chuẩn nhất tiễn ông Công, ông Táo về trời

Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) cai quản việc bếp núc trong gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này sẽ bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra tại gia đình trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng.

Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật từ Bảo tàng dân tộc Việt Nam chia sẻ trên Khỏe & Đẹp: Trong ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bận công việc nên không thể để cúng, thả cá vào giờ này thì không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa. Một số ý kiến khác cho rằng lễ cúng tiễn đưa ông Táo về Trời nên được cúng vào tối ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.

Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì gia chủ dù bận công chuyện gì quan trọng cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp vì nếu không, sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.

Chon ngay gio chuan nhat tien ong Cong, ong Tao ve troi phunutoday.vn 2

 Chọn ngày giờ chuẩn nhất tiễn ông Công, ông Táo về trời

Theo đó lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).

Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Mâm cúng ông Táo, Bắc và Nam có gì khác biệt.

Ngày 23 tháng Chạp là ngày con cháu chuẩn bị mâm cơm để cúng tiễn ông Táo về trời. Nhưng thùy theo phong tục và tập quán mà mỗi nơi có một sự chuẩn bị mâm cỗ khác nhau. Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Do vậy, bàn thờ Táo quân thường đặt gần bếp và được gọi trang trọng là Vua Bếp.

Chon ngay gio chuan nhat tien ong Cong, ong Tao ve troi phunutoday.vn 1

 

Mỗi năm, đúng vào dịp 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ. Và các gia đình người Việt sẽ chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau.

*Ở miền Bắc.

Ngày nay lễ vật ngoài vàng mã, cá chép, nhiều nơi cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.

Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.

Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng bao sái các bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương, ban thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới.

Ngày nay nhiều nơi còn bày cỗ cúng gia tiên và đây cũng là dịp để con cháu về đoàn tụ vui vẻ, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của năm vừa qua

*Ở miền Nam

Do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên mâm cúng của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những món chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không làm có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.

Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.

Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn