Có thể cúng ông Công, ông Táo trước 1 ngày
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp - Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết.
Bác Nguyễn Thúc Huynh (Nghệ An) chia sẻ: "Gia đình tôi vẫn tiến hành cúng ông Công, ông Táo sớm hơn 1 ngày để ông Táo thảnh thơi về chầu trời chứ đợi đến đúng ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng cúng nên sợ "tắc đường" ông Táo không về chầu trời kịp".
Có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. |
Ông Công cúng trên bàn thờ, ông Táo cúng trong bếp
Nghi lễ cúng ông Táo (23 tháng Chạp) – ba vị thần cai quản việc bếp núc để tổng kết mọi việc lớn nhỏ trong năm của mỗi nhà.
Ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.
Vì thế, các gia đình coi đây là ngày “chư thần chầu thiên” - các thần về trời, tâu với Ngọc Hoàng một năm làm việc thiện, ác, tốt, xấu của gia đình mình để Ngọc Hoàng đề ra một chương trình làm việc trong năm mới.
Theo tục cổ truyền thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương, lễ cúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường cúng trên bàn thờ gia tiên với cách gọi nôm na là cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà.
Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Về “phương tiện” để ông Công, ông Táo “chầu trời”, ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" - cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo quân.
Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô... vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình. |
Theo các vị xuất gia, việc cúng này cần thành tâm và tùy theo gia cảnh. Lễ vật không nên quá câu nệ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả là được. Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô... vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.
Cúng Táo quân ở bếp hay ban thờ gia tiên mới chuẩn? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nhiều người cho rằng phải cúng Táo quân ở bếp mới là đúng. |
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đúng và đầy đủ nhất (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ cổ truyền rất được coi trọng của người Việt Nam, vì thế mâm lễ thường được gia chủ chuẩn bị rất trang trọng. |
Bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. |