Chuyện chưa kể về “bài học đầu đời” của hoàng đế Trung Hoa

( PHUNUTODAY ) - Người Trung Quốc luôn có nhiều bí quyết lạ và chuyện gối chăn của các Hoàng đế tất nhiên cũng không là ngoại lệ.

Xã hội cổ đại Trung Quốc lấy Hoàng đế làm trung tâm, duy trì chế độ chính trị hoàng quyền tối cao, hoàng quyền chuyên chế.

Bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng sáng lập ra chế độ Hoàng đế, các đời Hoàng đế Trung Hoa thay nhau duy trì chế độ này trong khoảng thời gian lên đến 2.000 năm.

Người người đều nói, Hoàng đế là hoa thân của rồng thật. Tuy nhiên, dù sao họ cũng vẫn là con người, những nơi có người sẽ có vô tri và Hoàng đế cũng không ngoại lệ.

Ngay từ nhỏ, ngoài việc phải học đọc sách, tiếp thu trí thức, các ông vua ở Trung Quốc còn phải học một số kỹ năng trong cuộc sống, điển hình như trong đêm động phòng phải làm gì.

cac-hoang-de-trung-quoc-hoc-ky-xao-phong-the phunutoday

 Kỹ xảo phòng the của các tiểu hoàng đế được dạy dỗ từ bé

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, đại đa số các Hoàng đế lên ngôi khi mới hơn mười tuổi. Ở độ tuổi còn chưa đến giai đoạn dậy thì, họ đã bắt đầu phải bàn đến chuyện hôn nhân, lấy vợ…

Vậy thì bằng cách nào, họ có thể biết được những chuyện giường chiếu vốn chỉ dành cho những người đã đến tuổi trưởng thành?

Bí ẩn về “bài học vỡ lòng”

Theo quy định của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đàn ông trong chốn cung đình xưa 13 tới 17 tuổi đã đủ trưởng thành để yên bề gia thất. Nhưng muốn nhuần nhuyễn chuyện giường chiếu, các hoàng đế, thái tử phải trải qua “bài học vỡ lòng” về tình dục, ấy là lâm hạnh cùng đàn bà trước phút thành thân.

Theo các ghi chép của sử sách Trung Quốc, “bài học vỡ lòng” cũng như kỹ xảo phòng the giúp các đấng quân vương được tôi luyện kỹ năng lẫn kinh nghiệm ân ái. Thậm chí, có người còn sinh con đẻ cái với “thầy” – tức những phụ nữ có nhiệm vụ rèn giũa từng bước đi đầu đời cho hoàng đế. Khi còn làm thái tử, hoàng đế si đần Tư Mã Trung nhà Tây Tấn chính là người phải trải qua bài học này. Năm 13 tuổi, Tư Mã Trung được sắp xếp chuyện hôn nhân đại sự.

Trước khi chính thức thành thân, Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm đã cho gọi tài nữ Tạ Cửu vào Đông cung để hướng dẫn đường đi nước bước cho thái tử. Khi Tạ Cửu rời khỏi Đông cung, nàng ta đã mang trong mình giọt máu rồng, về sau sinh cho hoàng thất một quý tử.

cac-hoang-de-trung-quoc-hoc-ky-xao-phong-the1 phunutoday

 Ảnh minh họa

Nhiều năm sau, Tư Mã Trung trông thấy một bé trai trong tẩm cung của phụ mẫu mình thì rất đỗi ngạc nhiên. Lúc này, Tấn Vũ đế mới tiết lộ, đứa trẻ này chính là kết quả của những ngày chung chăn chung gối giữa thái tử và Tạ Cửu tài nữ.

Văn Thành đế Thác Bạt Tuấn nhà Bắc Ngụy cũng lâm hạnh cùng cung nữ khi mới 13, làm cha một năm sau đó, dù tới 17 tuổi mới chính thức kết hôn.

Tới triều Thanh, tục lệ này càng được áp dụng rộng rãi và trở nên quy củ. Trước khi hoàng đế tới tuổi thành thân, trong cung sẽ tổ chức một cuộc thanh tuyển gắt gao, nhằm lựa ra 8 cung nữ chín về tuổi và có phẩm mạo đoan chính để vua “lâm ngự”.

8 cung nữ này đều là hàng có danh phận. Sau khi được “chọn mặt gửi vàng’, hằng tháng, họ được hưởng bổng lộc vua ban, thoát kiếp lao dịch hèn kém như những cung nữ tầm thường. Khi đã được chọn, họ có cơ hội thoát khỏi bể khổ, một bước đặt chân lên trời. Họ hiểu rõ nhiệm vụ của mình là giúp các tiểu hoàng đế, tiểu thái tử thu lượm kinh nghiệm phòng the trước hôn nhân, giúp bậc đế vương có cuộc sống gối chăn hài hòa, viên mãn với hoàng hậu và các phi tần, mỹ nữ về sau.

Theo:  khoevadep.com.vn